Liên quan đến vụ việc trẻ bị bạo hành dã man ở Đà Nẵng, nhóm trẻ mẹ Mười đã bị đóng cửa và rút giấy phép, bảo mẫu đã bị khởi tố. Thế nhưng vết thương trong tâm hồn của những đứa trẻ bị bạo hành thì không biết đến khi nào mới chữa lành.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bình cho biết, 5 nguyên nhân dẫn đến vụ việc đau lòng trên đó là:
- Những quan niệm nuôi dạy con như “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống. Các bảo mẫu có thể đã từng là nạn nhân của bạo hành. Mặc dù mục đích là tốt muốn trẻ ăn no, ngủ ngon nhưng họ lại chọn một phương thức phản giáo dục.
- Mỗi ngày nhan nhản những thông tin tiêu cực khiến bố mẹ mất niềm tin vào giáo dục. Thầy cô sợ hãi, lo lắng, tủi buồn vì lúc nào cũng bị săm soi, hoài nghi khiến áp lực chồng chất áp lực.
Hình ảnh trẻ bị bạo hành dã man ở Đà Nẵng. |
- Nhiều người chọn nghề bảo mẫu như một phương án dự phòng, vì bố mẹ bắt làm hay chỉ để kiếm tiền. Tức là các động cơ đều không xuất phát từ đam mê, nhiệt huyết, tình yêu thương.
- Công tác quản lý thiếu chặt chẽ trong hồ sơ cấp phép, kiểm tra về chất lượng giáo viên. Vì thế, các vụ bạo hành chủ yếu xảy ra ở các cơ sở nhỏ lẻ.
- Cha mẹ quá bận rộn, vội vã đưa đến, đón về, chẳng kịp quan sát người trông trẻ, thậm chí không hỏi han con được một câu. Trẻ được dạy theo cách “nghe lời răm rắp”, không có kỹ năng phản kháng hay bảo vệ bản thân ngay cả khi nguy hiểm.
Trong buổi làm việc với cơ quan chức năng, bà Đinh Thị Hồng, chủ nhóm trẻ Mẹ Mười nói rằng những việc làm trong clip là "phương pháp dọa trẻ", nhằm mục đích để cho trẻ ăn.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Bình cho rằng lời bao biện này thể hiện sự thiếu hiểu biết, từ nhận thức chuyện nuôi dạy trẻ là phải chăm cho chúng ăn ngoan, ngủ ngoan, nghe lời bằng mọi cách. “Dọa” tức là người lớn đang kiếm soát, cưỡng ép, áp đặt trẻ để thực hiện mục đích của bản thân chứ không vì lợi ích của trẻ. Đồng thời nó còn thể hiện sự kém cỏi, bất lực của người nuôi dạy.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Bình. |
Chị Bình cho biết, cha mẹ nên lắng nghe, trò chuyện và quan sát con thường xuyên. Khi đi học về, nên gợi mở để con kể chuyện ở trường, ở lớp như: Hôm nay con chơi những gì? Cô giáo có vui vẻ không? Có ai làm con buồn không? Con có nghịch ngợm hay làm gì có lỗi không? Con ăn có ngon miệng và hết suất ăn không? Bố mẹ phải quan sát kỹ cơ thể của bé khi tắm, để ý con ngủ ngon giấc hay thường xuyên bị giật mình hoảng sợ, cách con ăn, chơi có hồn nhiên, thoải mái không.
Để phòng chống bạo hành, cha mẹ cũng cần xây dựng cho trẻ tính tự lập (tự xúc cơm, tự đi vệ sinh…), kĩ năng nhận biết các dấu hiệu của bạo hành, kĩ năng tự vệ cơ bản, kĩ năng kể chuyện để chia sẻ với người thân trong gia đình. Có thể tập tình huống giả định, dàn bối cảnh để con tự ứng phó sau đó điều chỉnh hành vi phù hợp. Quan trọng nhất là cha mẹ không nên đánh mắng con để con hiểu rõ cơ thể của con cần được tôn trọng, bảo vệ tuyệt đối.
“Điều tôi quan tâm nhất là chữa lành vết thương tâm lý cho trẻ bị bạo hành. Ngay lập tức tách con khỏi môi trường bạo hành, xoa dịu những sang chấn tâm lý bằng tình yêu thương, quan tâm.
Bố mẹ cũng nên giữ cho cảm xúc suy nghĩ tích cực vì giận dữ sẽ khiến năng lượng tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ cần được lắng nghe để nói ra những tâm sự, suy nghĩ của mình. Tuyệt đối không được la mắng trẻ hoặc ép trẻ tiếp tục làm những việc mà trẻ sợ hãi. Trước khi phản ứng lại việc làm, thái độ của con cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ.
Về lâu dài, bố mẹ cần bồi đắp ý chí, sức mạnh nội tâm cho trẻ. Dạy con biết cuộc sống có người tốt, kẻ xấu để tự bảo vệ bản thân và học cách tự vượt qua nỗi đau”, chuyên gia tâm lý bày tỏ.
XEM THÊM
Khởi tố vụ bảo mẫu dùng tay cầm đầu nhấc bổng cháu bé ở Đà Nẵng
Công an quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án hành hạ trẻ em xảy ra tại nhóm trẻ độc lập Mẹ ... |
Vụ bạo hành trẻ dã man ở Đà Nẵng: Lỗi là do ai?
Liên quan đến vụ bảo hành trẻ dã man ở Đà Nẵng, nhà văn Lê Thanh Ngân khẳng định tội ác này không tự nhiên ... |
Bảo mẫu bạo hành trẻ ở Đà Nẵng khai những gì với công an?
Liên quan đến vụ việc bảo mẫu Nhà trẻ độc lập Mẹ Mười tại Đà Nẵng bạo hành trẻ gây phẫn nộ dư luận, vào ... |
Trẻ bị bạo hành ở Đà Nẵng: Nói trẻ không bị ảnh hưởng là không đúng
TS Vũ Thu Hương đã có những nhận định về việc Phòng GD&ĐT quận và Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng cho rằng không có trẻ ... |
Bảo mẫu đánh đập trẻ dã man ở Đà Nẵng: Bố mẹ làm thế nào để phát hiện con bị bạo hành?
TS. Vũ Thu Hương chỉ ra những dấu hiệu bố mẹ phải lưu ý để phát hiện con bị bạo hành. |
Giáo dục 09:51 | 29/05/2018
Thời sự 14:26 | 28/05/2018
Pháp luật 12:59 | 28/05/2018
Thời sự 01:07 | 27/05/2018
Thời sự 11:54 | 25/05/2018
Thời sự 10:58 | 25/05/2018
Thời sự 09:08 | 25/05/2018
Lối sống 23:00 | 23/05/2018