Đã có nhiều công ty đầu tư vào mảng cung cấp dịch vụ tivi trực tuyến nhưng không thành công, trong đó có cả tập đoàn Sony.
Vào đầu năm nay, Sony đã thông báo đóng cửa dịch vụ PlayStation Vue của mình mặc dù đã từng được người dùng đánh giá cao.
Thị trường này có quá nhiều sự cạnh tranh và các đối thủ của Sony ngày càng cho ra mắt các dịch vụ giá rẻ hơn nên dẫn đến sự thất bại của PlayStation Vue.
Sự sụp đổ này được đánh giá là lời cảnh báo cho các dịch vụ tivi trực tuyến khác nếu không có cải tiến hơn khi đi vào vết xe đổ của Sony.
Công ty Equifax đã để thông tin cá nhân của 147 triệu người dùng bị đánh cắp bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và cả số an sinh xã hội.
Vụ việc này xảy ra do Equifax đã không chịu vá lỗ hổng bảo mật mà công ty này đã biết từ trước.
Trả lời với chính phủ, công ty này đã chấp nhận dùng tiền bồi thường cho người dùng bị đánh cắp thông tin.
Điều đáng nói ở đây là công ty chỉ chi ra 31 triệu USD, chia bình quân mỗi người chỉ được đền bù 125 USD, tạo nên sự bất bình lớn từ cộng đồng.
Còn nhớ vào tháng 9 năm 2017, Apple đã giới thiệu iPhone X cùng với AirPower, sạc không dây trông giống miếng khăn nhỏ.
Vào thời điểm đó, Apple hứa sẽ cho nó lên kệ vào năm 2018 và cho đến nay cũng không thấy nó được bày bán.
Lí giải cho việc này, phó chủ tịch Apple Dan Riccio cho biết rằng AirPowere không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng mà hãng đưa ra.
Theo một số tin đồn, vào năm 2020 Apple có thể cho ra mắt iPhone không cổng sạc vật lí và cũng có thể AirPower được hồi sinh để trở thành sạc không giây chính thức của iPhone.
Windows 10 đã quá phổ biến nhưng những bản update mới lại luôn mang đến phiền toái cho người dùng.
Chúng gây ra các lỗi nghiêm trọng như khiến màn hình biến thành màu cam, thường xảy ra màn hình xanh chết chóc, lỗi menu start…
Hơn thế nữa, bản update mới chẳng những không vá lỗi bảo mật mà còn khiến cho Windows chạy không mượt mà như trước.
Đã đến lúc, Microsoft phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và nghiêm túc hơn với hệ điều hành đang được sử dụng rộng rãi của mình.
Thảm họa bàn phím cánh bướm của Apple có lẽ các iFan khó mà quên được, bắt đầu từ Macbook đời 2015.
Bàn phím này đã khiến Apple phải nhận nhiều sự phẫn nộ, tiếp nhận bảo hành thậm chí mở rộng bảo hành miễn phí cho khách hàng.
Apple đã mất 4 năm để sửa chữa và cải tiến cho bàn phím này nhưng đâu vẫn đấy, khiến cho người dùng càng thất vọng hơn.
Cuối cùng, hãng đã phải thừa nhận lỗi của bàn phím và quyết định thay thế bàn phím cắt kéo cho các dòng Macbook mới ra mắt của mình.
Magic Leap là startup đã huy động được số vốn đến 2,6 tỉ USD, hứa hẹn có thể mang lại làn gió mới cho thị trường kính thực tế ảo.
Tuy nhiên, biểu hiện của công ty này thì thật sự đáng thất vọng đối với các nhà đầu tư lẫn người dùng tin tưởng chọn mua.
Chiếc kính trị giá 2.295 USD được đánh giá tệ so với giá thành và phần mềm đi kèm cũng không có gì nổi bật so với đối thủ ngoài thị trường.
Theo báo cáo, hãng này chỉ mới bán được 6.000 chiếc kính, một con số khiêm tốn so với thị trường và vốn đầu tư.
Apple đã từng phải ngưng Facetime một thời gian để sửa lỗi vô tình phát hiện bởi một bạn tuổi teen khi thực hiện cuộc gọi với group.
Khi gọi người thứ 1 rồi trượt màn hình lên để thêm số của người thứ 2 vào nhóm là có thể nghe được âm thành từ người thứ 1 mặc dù người này chưa bắt máy.
Apple đã fix được lỗi này và chính thức xin lỗi người dùng nên iFan cũng không cần quá lo lắng.
Vụ việc này cho thấy người dùng không thể quá tin tưởng vào bất kỳ công ty nào kể cả Apple luôn nổi tiếng về độ bảo mật.