Các biện pháp phòng tránh trước nguy cơ lây nhiễm HIV

HIV/AIDS là căn bệnh đại dịch thế kỷ, cướp đi mạng sống của nhiều người trên thế giới, không từ một ai. Hiện chưa có thuốc đặc trị hay một phương pháp nào tiêu diệt được căn bệnh này. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dưới đây là các cách phổ biến phòng tránh lây nhiễm HIV.

HIV/AIDS là gì?

HIV (Human Immunodeficiency Virus), có nghĩa là virus gây suy giảm miễn dịch ở người có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.

HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.

Riêng đối với đường lây qua tiêm chích, do kim tiêm được đưa sâu vào trong cơ thể nên máu được lưu giữ trong đầu kim. Khi đầu kim được sử dụng ngay cho người khác sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Thông thường, HIV trong máu lưu giữ trong đầu kim có thể sống được tối đa 48 giờ đến 7 ngày sau tùy vào điều kiện thời tiết bên ngoài.

cac bien phap phong tranh truoc nguy co lay nhiem hiv
Trên toàn cầu, ước tính có 36,9 triệu người sống chung với HIV trong năm 2017, 1,8 triệu người trong số này là trẻ em. Đa số những người nhiễm với HIV sống tại các nước thu nhập thấp và trung bình. Ước tính có khoảng 1,8 triệu người mới nhiễm HIV vào năm 2017. Cho đến nay, ước tính có khoảng 35 triệu người đã tử vong do các nguyên nhân liên quan đến HIV, riêng năm 2017 ước tính đã có 940.000 trường hợp tử vong.

Chúng ta chỉ có thể khống chế virus HIV/AIDS bằng các biện pháp phòng tránh cũng như thuốc Retrovirut, làm hạn chế sự sinh sôi, phát triển của virus, kéo dài thời gian cho bệnh nhân. Vậy nên, hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh ngay từ lúc này.

Trong việc ăn uống, sinh hoạt

Người nhiễm HIV có thể ăn uống cũng như sử dụng chung bàn ghế, giường tủ với người khác mà không lây nhiễm HIV cho gia đình. Tuy nhiên, những dụng cụ ăn uống như cốc, bát, đĩa có dính máu của người bị HIV cần rửa sạch bằng xà phòng. Người rửa nên đi găng tay cao su và băng kín các vết thương.

Đối với những bàn ghế và giường có dính máu, mủ hoặc tinh dịch của người bệnh thì nên làm sạch đúng cách, đề phòng việc lây nhiễm.

Đối với người nhiễm HIV có thể ngủ cùng với người thân không có bệnh mà không sợ lây virus. Khi ngủ chung vẫn có thể ôm nhau nhưng tránh không có các chỗ da bị tổn thương của hai người tiếp xúc với nhau.

Người nhiễm HIV có thể sử dụng chung quần áo với người khác. Tuy nhiên, nếu như quần áo của người có HIV nếu dính máu và dịch nên ngâm riêng trong dung dịch Chlorine nồng độ 0,5% hay dung dịch Javen trong 30 phút và giặt lại bằng xà phòng.

Đối với người nhiễm HIV sinh hoạt với gia đình cần chú ý những điều trên để tránh tình trạng lây lan. Ngoài ra, người thân cũng cần bổ sung thêm kiến thức để tự phòng tránh và có thể chăm sóc người bệnh tốt nhất.

Phòng tránh lây nhiễm qua đường máu

Nguyên tắc chung để phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường máu là bạn cần tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với máu của người khác. Để thực hiện bạn cần lưu ý:

- Chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.

- Không dùng chung bơm kim tiêm, chỉ sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần khi tiêm chích. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

- Dùng riêng hoặc sau khi đã được tiệt trùng các dụng cụ xuyên qua da như: Dao cạo râu, kim xăm trổ, kim châm cứu, dụng cụ bấm lỗ tai, dụng cụ gọt dũa móng tay, bàn chải đánh răng…

- Phải dùng găng tay cao su hoặc túi nilon, vải dày để không tiếp xúc trực tiếp máu, dịch của người khác khi thực hiện các thao tác liên quan đến máu như: Băng bó vết thương hở, thu gom chất thải có dính máu.

cac bien phap phong tranh truoc nguy co lay nhiem hiv
(Ảnh: BNC medipharm)

Phòng tránh lây nhiễm qua đường tình dục

Để phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục bạn cần tuân thủ nguyên tắc chung là:

- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

- Sử dụng bao cao su thường xuyên và đúng cách khi quan hệ tình dục, đặc biệt là với người bán dâm hoặc người mà bạn không biết chắc chắn tình trạng nhiễm HIV của họ.

- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là "cửa vào" lý tưởng cho HIV.

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con

- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.

- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.

- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

- Phụ nữ cần trang bị kỹ năng sống, xét nghiệm HIV tr­ước khi kết hôn, xét nghiệm HIV trước khi quyết định có thai, khi có thai và khi đẻ.

- Chuẩn bị cho mình một số kiến thức về HIV là cách tốt nhất để giúp bạn ngăn ngừa lây nhiễm HIV và giúp đỡ người bệnh sống khỏe, sống có ích. Nó cũng giúp bạn sống với những người nhiễm HIV một cách vui vẻ và an toàn.

cac bien phap phong tranh truoc nguy co lay nhiem hiv
(Ảnh: Baby&Famile

Phú Thọ: Xã Kim Thượng có 42 người nhiễm HIV

Ngày 13/8, tỉnh Phú Thọ đã thông tin vụ người dân ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn bị nhiễm HIV nghi do bị dùng chung kim tiêm khi khám bệnh tại một cơ sở y tế trong xã.

Đại diện tỉnh Phú Thọ cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, xã Kim Thượng có 42 người nhiễm HIV, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường. Tình trạng này bắt đầu diễn ra 3 năm trở lại đây.

Hiện nguyên nhân của việc lây nhiễm vẫn chưa được xác định. Tỉnh Phú Thọ đang đề nghị chuyên gia Bộ Y tế về làm việc, nghiên cứu đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân vụ việc.

cac bien phap phong tranh truoc nguy co lay nhiem hiv
Đại diện Bộ Y tế khảo sát, trò chuyện với người nhiễm HIV/AIDS ở xã Kim Thượng. (Ảnh: TUẤN DŨNG/Người lao động)
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.