Các nhà máy của Trung Quốc vừa có một tháng tồi tệ nhất trong lịch sử vì virus Covid - 19

Các nhà máy tại Trung Quốc đại lục và Hong Kong đang quay cuồng với sự bùng phát dịch bệnh Covid - 19, theo CNN Business.

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỉ lục vào tháng trước, theo báo cáo trong một cuộc khảo sát thường kì. 

Tập đoàn truyền thống Caixin cho biết hôm thứ Hai, rằng chỉ số quản lí thu mua (PMI) tại Trung Quốc đã giảm từ 51,1 trong tháng 1 xuống 40,3 trong tháng 2/2019. Đây là chỉ số thấp nhất ghi nhận được kể từ năm bắt đầu cuộc khảo sát 2004. 

Nó cũng thấp hơn mức 45,7% được các nhà phân tích tại Reuters dự báo.

Các nhà máy của Trung Quốc vừa có một tháng tồi tệ nhất trong lịch sử vì virus Covid - 19 - Ảnh 1.

Các nhà máy của Trung Quốc vừa có một tháng tồi tệ nhất trong lịch sử vì virus Covid - 19. (Ảnh: CNN).

Kết quả cuộc khảo sát do Caixin thực hiện được đưa ra chỉ sau vài ngày, khi Chính phủ Trung Quốc báo cáo PMI sản xuất chính thức đã giảm trong tháng 2, xuống mức thấp nhất mọi thời đại chỉ đạt 35,7 điểm, giảm so với mức 50 điểm hồi tháng 1/2019.

Caixin cho biết việc Chính phủ yêu cầu đóng cửa nhà máy đã ảnh hưởng nặng nề đến hiệu suất của ngành sản xuất. Caixin cũng nói rằng hạn chế đi lại cũng làm tổn thương thị trường lao động, và khiến các công ty phải vật lộn để hoàn thành đơn hàng trong tháng trước. 

"Sản xuất, đơn đặt hàng mới, lực lượng lao động đều đang lao dốc với tốc độ nhanh nhất", theo Caixin.

“Các nhà sản xuất đang phải đối mặt với áp lực lớn trong việc đáp ứng các đơn đạt hàng với một năng lực hoạt động yếu ớt, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh”, Zhengsheng Zhong - Chủ tịch và nhà kinh tế trưởng tại CEBM Group nói.

Các nhà máy của Trung Quốc vừa có một tháng tồi tệ nhất trong lịch sử vì virus Covid - 19 - Ảnh 2.

Nền kinh tế đã bị đóng băng hoàn toàn trong tháng 2 tại Trung Quốc. (Ảnh: CNN).

Dữ liệu PMI của tháng 2 chỉ ra rằng cú sốc kinh tế gây ra bởi dịch bệnh Covid - 19 còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính. 

“Không có gì ngạc nhiên khi biết được rằng nền kinh tế gần như đóng băng hoàn toàn trong nửa tháng vừa qua, và chỉ hoạt động 50% công suất trong nửa tháng còn lại”, các nhà kinh tế từ Hiệp hội Genere viết trong một báo cáo hôm thứ Hai. 

Báo cáo cũng dự đoán tình hình kinh tế xấu đi có thể thúc đẩy chính phủ Trung Quốc ưu tiên phát triển hạ tầng công cộng, khi mà hoạt động này đã bị cắt giảm trong nhiều năm qua, để hạn chế rủi ro và giảm mức nợ công cho nền kinh tế. 

Trong cuộc Đại suy thoái năm 2008 - 2009, Bắc Kinh đã bơm gần 600 tỉ USD vào nền kinh tế để chống lại tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Nomurra cho rằng, không có khả năng Bắc Kinh sẽ lặp lại hành động này, vì “không gian chính sách hạn chế”, “áp lực lạm phát do cú sốc nguồn cung”, và một số yêu tố khác.

Zhong, chuyên gia kinh tế tại CEBM dự báo nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ trải qua một sự phục hồi đáng kể khi dịch bệnh virus Covid - 19 dần được kiểm soát, và nhiều lao động quay trở lại làm việc. “Các chính sách tài khoá và tiền tệ chủ động cũng giúp cho đà phục hồi”, ông nói.

Các nhà kinh tế cũng kì vọng sự phục hồi sẽ đến trong tháng 3, và hi vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4% trong quý đầu tiên. 

Tuy nhiên, họ cũng phải thừa nhận rằng GDP có thể chỉ tăng 2,5% so với năm 2019, nếu các hoạt động sản xuất và dịch vụ không bứt tốc mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.