Các đồng minh của Mỹ và các quốc gia đã cấm Huawei (màu cam). (Ảnh: CNN).
Hôm thứ 4, Tổng thống Hoa Kì Donal Trump đã kí một sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị điện tử đến từ Huawei, một công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc.
Cũng theo sắc lệnh này, chính quyền Nhà Trắng đã gây áp lựu buộc các đồng minh của Mỹ cũng phải đi theo quyết định này, cấm các thiết bị mạng 5G của Huawei.
Mỹ tuyên bố, Huawei là một trong những công ty quan trọng nhất của Trung Quốc, có nguy cơ gián điệp đối với cơ sở hạ tầng công nghệ phương Tây.
Đây được xem là động thái mới nhất chống lại tập đoàn này trong bối cảnh cuộc chiến thương mại diễn ra ngày một tồi tệ giữa Washington và Bắc Kinh, sau khi các cuộc đàm phán giữa hai nước bị đổ vỡ vào đầu tuần này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kí sắc lệnh cấm các thiết bị Huawei được bán tại Mỹ. (Ảnh: TNW).
Trong khi các đồng minh của Hoa Kì, đặc biệt là Úc và New Zealand đã tuân theo sắc lệnh này, cấm các thiết bị của Huawei thì các quốc gia khác lại tỏ ra thận trọng hơn.
Châu Âu dường như bị chia rẽ về việc nên hay không nên ngả theo Hoa Kì để cấm Huawei, công ty đang dẫn đầu thị trường về công nghệ 5G, huyết mạch của nền kinh tế mới.
Nhiều quốc gia có cùng chia sẻ những nghi ngờ của Mỹ về các thiết bị Huawei làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc nhưng có vẻ như họ chưa sẵn sàng công khai giáng đòn chí mạng vào nền kinh tế đứng thứ hai thế giới này.
Đầu tháng này, Thủ tướng Anh Theresa May đã sa thải Bộ trưởng Quốc phòng của mình, ông Gavin Williamson khi được tin Vương Quốc Anh đang chuẩn bị cho Huawei xây dựng cơ sở hạ tầng mạng 5G tại đây.
Vấn đề Huawei đã phơi bày những căng thẳng mới trong Đảng Bảo thủ của bà May, người đã dành chiến thắng trong cuộc bầu cử lần trước khi ủng hộ quyết định rời liên minh châu Âu của cử tri Anh.
Bà May và các cộng sự của mình được cho là ủng hộ việc hạn chế sự hiện diện của Huawei tại nước Anh. Hạn chế nhưng không cấm hoàn toàn. Chính phủ của bà May cũng đã giao cơ quan tình báo Anh theo dõi sát sao các hoạt động của tập đoàn này tại Anh.
Một giám đốc khác của Huawei, Ken Hu, cũng có mặt ở châu Âu trong tuần này. Vào thứ Năm, Hu sẽ tham dự hội nghị Viva Tech thường niên tại Paris, cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Pháp cũng được cho là đang dựng các hàng rào ngăn cản các hoạt động của Huawei tại nước này, tuy nhiên, giới quan sát cho rằng Pháp sẽ rất ít có khả năng đưa ra lệnh cấm như Anh và Mỹ.
Trong chuyến thăm gần đây tới Vương quốc Anh và Đức, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo đe dọa rằng việc cho phép Huawei tham gia vào cơ sở hạ tầng viễn thông, sẽ khiến việc hợp tác với Mỹ trở nên "khó khăn hơn".
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho đến nay đã từ chối trước áp lực của Mỹ để cấm Huawei. "Các vấn đề bảo mật, đặc biệt là khi mở rộng mạng 5G, là mối quan tâm hàng đầu đối với chính phủ Đức, vì vậy chúng tôi đang xác định các tiêu chuẩn của mình cho chính mình", bà Merkel cho biết vào tháng 3 trong cuộc phỏng vấn với tờ Reuters .
Các quốc gia châu Âu khác cũng đang thảo luận về cấm Huawei theo lệnh kêu gọi của Mỹ. Dù đưa ra quyết định nào thì các nước này cũng sẽ phải đối mặt với mối quan hệ xấu đi hoặc là với Hoa Kì, hoặc là với Trung Quốc. Nó cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Liên minh châu Âu.