Cách đồng bộ dữ liệu trên MacOS khi iTunes bị khai tử

Apple đã phát hành MacOS Catalina, phiên bản thứ 16 của hệ điều hành MacOS trên MacBook. Giờ đây, người dùng có thể đồng bộ dữ liệu trên thiết bị iOS của mình ngay cả khi iTunes bị khai tử.
Dong-bo-du-lieu-tren-MacOS-nguoi-dung-khong-can-den-iTunes

Đồng bộ iPhone qua ứng dụng Finder (Jason Cipriani/CNET)

Có gì mới trên MacOS Catalina?

Với việc phát hành MacOS Catalina, Apple đã thực hiện một vài thay đổi cơ bản về cách sử dụng MacBook trong tương lai. Thứ nhất, thay thế iTunes. Thứ hai, MacOS Catalina được thiết lập để những ứng dụng của iPad có thể chạy trên MacBook và người dùng có thể sử dụng iPad như một màn hình thứ hai bằng tính năng Sidecar.

Sau khi cài đặt MacOS Catalina, người dùng có thể dễ dàng nhận ra các ứng dụng Apple Music, Podcasts và Apple TV, và đương nhiên không còn iTunes.

MacOS Catalina đánh dấu sự khai tử chính thức của iTunes, ứng dụng được nhiều người thích nhưng cũng không ít người ghét. Apple đã cố gắng nhồi nhét quá nhiều thứ vào một ứng dụng, khiến iTunes trở nên chậm chạp và quá tải. 

Nhưng nếu không có iTunes, làm thế nào để người dùng đồng bộ dữ liệu iPhone hay iPad? Thực ra điều này không khó như chúng ta tưởng.

Đồng bộ dữ liệu thiết bị iOS qua MacOS

Mặc dù Apple đã tách iTunes thành nhiều ứng dụng khác nhau (Music, TV và Podcasts), tuy nhiên người dùng lại không thể tìm thấy ứng dụng đồng bộ hóa trên MacBook. Sau khi cập nhật MacOS Catalina, giữ kết nối thiết bị Apple với MacBook bằng cáp USB, nhưng thay vì mở iTunes, hãy dùng Finder (ứng dụng cho phép người dùng quản lí files và folders).

Khi đã kết nối thiết bị iOS với MacBook, Finder sẽ hiển thị tên thiết bị để người dùng lựa chọn ở thanh công cụ bên dưới như trong hình.

Dong-bo-du-lieu-tren-MacOS-nguoi-dung-khong-can-den-iTunes-2

Giao diện của Finder ban đầu khá lạ lẫm (Jason Cipriani/CNET).

Nếu iPhone hay iPad được kết nối với MacBook lần đầu, người dùng sẽ thấy lời nhắc nhở từ ứng dụng rằng thiết bị MacBook mà người dùng đang sử dụng để thực hiện đồng bộ dữ liệu có đáng tin cậy hay không. Ấn vào Trust, sau đó mở khóa iPhone hoặc iPad theo hướng dẫn.

Lúc này Finder sẽ cập nhật một giao diện khá giống với khi kết nối thiết bị qua iTunes. Mặc dù có một vài điểm khác biệt, nhưng nhìn chung những thứ còn lại không quá khó để người dùng làm quen.

Dong-bo-du-lieu-tren-MacOS-nguoi-dung-khong-can-den-iTunes-3

Tuy nhiên gười dùng không mất quá nhiều thời gian để làm quen với giao diện này (Jason Cipriani/CNET).

Ở phía trên, người dùng sẽ nhìn thấy thông tin về thiết bị iOS, với các tab khác nhau nằm ngày bên dưới để quản lí nhạc, phim ảnh, Audiobook và những tệp được đồng bộ hóa với iPhone hoặc iPad của mình.

Mục General là vị trí cho phép người dùng tải xuống và cập nhật phần mềm, tạo bản sao lưu được sao lưu trên MacBook hoặc khôi phục thiết bị iOS từ bản sao lưu trước.

Sau khi hoàn thành việc đồng bộ dữ liệu, ngắt kết nối thiết bị khỏi MacBook và thông tin về thiết bị hiển thị trên Finder sẽ mất đi.

Đồng bộ dữ liệu iPhone và iPad không cần qua MacOS

iTunes thực sự đã bị khai tử trên MacBook, tuy nhiên trên Windows thì ứng dụng này vẫn còn tồn tại. Việc đồng bộ hóa dữ liệu iPhone, iPad hay iPod touch vẫn không thay đổi đối với người dùng PC.

Dong-bo-du-lieu-tren-MacOS-nguoi-dung-khong-can-den-iTunes-4

MacOS Catalina là sự nâng cấp lớn trên MacBook (Óscar Gutiérrez/CNET).

Giờ đây người dùng đã có thể đồng bộ hóa dữ liệu thiết bị của mình qua MacOS mà không cần đến iTunes. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu thêm về những ứng dụng mới về âm nhạc hay những tính năng như Sidecar là những điều mà người dùng cũng không nên bỏ qua.

chọn
Sắp xây toà nhà cao thứ ba Hà Nội?
Toà nhà Landmark 55 có tổng mức đầu tư 5.934 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ là toà nhà cao tầng thứ ba của Hà Nội, sau Keangnam Landmark và Lotte Center Hà Nội (65 tầng). Chủ đầu tư Taseco Land cho biết dự kiến quý II/2024 xin giấy phép xây dựng, quý III/2024 cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.