Cận cảnh 6 'điểm đen' giao thông vừa được Hà Nội công bố xóa bỏ

6/33 "điểm đen" ùn tắc vừa được Hà Nội thông báo xóa bỏ gồm đường Láng - Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Khang - cầu 361, cầu Mọc, đường vành đai 3 trên cao - Pháp Vân - Giải Phóng; Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ, Ngõ 80 - 82 - 84 Chùa Láng.
IMG_3246

Hà Nội vừa công bố danh sách 6/33 "điểm đen" về ùn tắc giao thông được xóa bỏ dứt điểm gồm đường Láng - Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Khang - cầu 361, cầu Mọc, đường vành đai 3 trên cao - Pháp Vân - Giải Phóng; Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ, Ngõ 80 - 82 - 84 Chùa Láng. Trong ảnh: Cầu Mọc mới rộng gấp 4 lần cầu Mọc cũ được xây dựng nhằm kết nối đường Giáp Nhất với đường Láng và phố Yên Lãng.


IMG_3271

Điểm đen giao thông thứ 2 được Hà Nội công bố xóa bỏ là đường Láng - Nguyễn Chí Thanh. Việc đầu từ cầu vượt qua đường Láng 348 tỉ đồng (nối Nguyễn Chí Thanh với Trần Duy Hưng) thông ra Đại Lộ Thăng Long đã góp phần điều hướng luồng phương tiện, giảm ùn tắc vào giờ cao điểm tại ngã tư này.

IMG_3289

Song song với việc đầu tư cầu vượt nhẹ trăm tỉ đồng, Hà Nội cũng xén dải phân cách và vườn hoa để mở rộng gấp đôi dường Láng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện lưu thông qua lại dễ dàng.

IMG_3263

Việc xóa bỏ điểm đen giao thông đường Láng - Nguyễn Chí Thanh là kết quả của việc chú trọng đầu tư vào giao thông đô thị của thành phố trong những năm qua. Cùng với đó, việc lắp hệ thống camera theo dõi để phát hiện nhanh các điểm ùn tắc để kịp thời giải quyết và tuyên truyền luật an toàn giao thông đến mọi người cũng góp phần nâng cao ý thức tham giao thông.

IMG_3305

Cách cầu vượt Nguyễn Chí Thanh khoảng 1km là cầu 361 nối đường Láng với phố Vũ Phạm Hàm, Trung Kính (Cầu Giấy) trước ít năm cũng "điểm đen" giao thông do lượng phương tiện qua lại nhiều. Tuy nhiên, sau khi đầu tư đưa vào sử dụng cầu vượt sông Tô Lịch rộng gần gấp 4 làn cầu vượt cũ cùng với việc đầu tư hệ thống đèn báo hiệu đồng bộ và mở rộng đường Láng nên "điểm đen" này đã được xóa bỏ.

IMG_3315

Cây cầu 361 mới không chỉ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông giờ cao điểm mà còn nâng tầm cho khu phố xung quanh, tạo sự thuận tiện cho người dân qua lại. Để xóa sổ các "điểm đen" ùn tắc này, thời gian qua Hà Nội đã áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Trong đó có tổ chức thực hiện bổ sung nhiều biển báo, gờ giảm tốc, điều chỉnh chu kỳ đèn đối với 15/21 điểm.

IMG_3353

Tiếp theo là ngã tư Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Trần Vỹ. Cách đây khoảng một năm, người dân phải rất khó khăn và mất nhiều thời gian để di chuyển qua đây và trong nhiều tháng Hà Nội bịt ngã tư này (chỉ cho lưu thông theo hướng Hồ Tùng Mậu Cầu Giấy. Người dần muốn đi từ phố Trần Vỹ qua Lê Đức Thọ để đến Mỹ Đình phải vòng qua đường Hồ Tùng Mậu mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, hiện nay, sau khi thi công xong đường sắt trên cao, Hà Nội đã cho hoàn thiện và mở lại ngã tư này nên "điểm đen" giao thông được xóa bỏ.

IMG_3369

Sau thời gian ngăn đường Hồ Tùng Mậu để làm đường sắt trên cao, hiện các vách ngăn đã được xóa bỏ nên đường trở nên thông thoáng và rộng hơn nhiều giúp người dân lưu thông thuận lợi.

65728971_645012729309282_2760892414813011968_n

Thứ 5 là đường vành đai 3 trên cao từ Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Mai Dịch. Dự án sau khi đưa vào sử dụng góp phần điều hướng luồng phương tiện từ cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đi thẳng đến Mai Dịch để ra cầu Thăng Long mà không cần đi vòng hay dừng đèn đỏ.

IMG_3378

Tuyến đường dài gần 9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8.527 m cầu cạn chạy suốt. Dự án dành riêng cho ô tô được chạy với tốc độ tối đa 80 km/h. Cấm xe máy, xe đạp, người đi bộ.

IMG_3394

Mới đây, Hà Nội cũng cho mở rộng tuyến đường bộ từ Nguyên Xuân Yên đi ôm hai bên đường trên cao qua bán đảo Linh Đàm thông ra Giải Phóng nhằm góp phần giảm tải ùn tắc, điều hướng phương tiện từ khu vực Hà Đông, Nguyễn Trãi đi thẳng ra Pháp Vân - Cầu Giẽ mà không cần vòng xuống đường Nguyễn Hữu Thọ.

IMG_3352

Cuối cùng là ngõ 80 - 82 - 84 (thuộc ngõ chùa Láng, quận Đống Đa). 3 con ngõ này là cổng sau của bệnh viện Nhi TƯ, Bệnh viện Giao thông vận tải và ngay đối diện trường Học viện Ngoại giao, Đại học Ngoại Thương nên vào giờ cao điểm thường trở nên ùn tắc do lượng sinh viên và người nhà bệnh nhân lưu thông qua lại. Thời gian qua, Hà Nội đã triển khai lực lượng chức năng để điều tiết phương tiện qua lại trên những con ngõ này, dẹp hàng rong nên đường phố trở nên thông thoáng, ít xảy ra ùn tắc như trước kia. Trong ảnh: Ngõ 84, chùa Láng dẫn vào Bệnh viện Giao thông vận tải.

IMG_3327

Ngõ 80, phố chùa Láng đi vào bệnh viện Nhi TƯ cũng được đầu tư hệ thống biển báo cùng vách ngăn vỉa hè cho người đi bộ và phân luồng giao thông nên tình trạng ùn tắc giảm đi trông thấy.

IMG_3322

Tại ngõ 82 chùa Láng cũng vậy. Trước đây, vào giờ cao điểm lượng người lưu thông lớn nhưng hiện tại, taxi bị hạn chế qua lại tuyến phố này giờ cao điểm và công tác phân luồng tốt nên việc lưu thông của người dân trở nên thuận lợi hơn.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.