Cần đưa Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục vào chương trình giáo dục | |
10 nguyên tắc giáo dục giới tính mẹ áp dụng ngay kẻo quá muộn | |
Vì sao án xâm hại tình dục trẻ em thường bị chậm trễ? |
Các em học sinh hào hứng trong giờ giảng dạy về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em tại Trường Tiểu học Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội (Ảnh: Đình Tuệ). |
Trẻ hào hứng trong giờ dạy kỹ năng sống
Thời gian qua, rất nhiều vụ án liên quan đến xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em gây bức xúc trong dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, học sinh cần phải được dạy những kỹ năng để chủ động phòng tránh vấn nạn này ngay từ nhà trường.
Tham dự giờ học này với học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) vào chiều ngày 17/3, phóng viên đã được chứng kiến sự hào hứng của các em học sinh khi đưa ra những thắc mắc. Đầu giờ, cô giáo Nguyễn Thị Phương Linh - chủ nhiệm lớp cho các em xem một đoạn phim hoạt hình kể về câu chuyện hai em bé sang nhà một chú hàng xóm để chơi. Tuy nhiên, người hàng xóm này sau đó đã có hành vi sờ soạng vào bộ phận nhạy cảm của một trong hai em đó khiến em này khó chịu.
Clip cô giáo Phương Linh hướng dẫn cách các em học sinh thoát khỏi kẻ xấu có ý định xâm hại (Video: Đình Tuệ). |
Ngay sau đó, cô giáo đặt câu hỏi: Các con sẽ xử trí như thế nào nếu rơi vào hoản cảnh của em bé kia? Nhiều em giơ tay xin phát biểu, có em nói sẽ chạy nhanh về nhà vì sợ hãi và không nói cho bất cứ ai biết. Một em khác thì mạnh dạn cho rằng: “Em sẽ bảo chú hàng xóm đó không được sờ vào mông em như thế nữa, nếu chú còn làm thế cháu sẽ mách bố mẹ cháu”…
Giả định kẻ xấu ôm chặt các em học sinh và cô giáo hỏi cách xử trí của học sinh (Ảnh: Đình Tuệ). |
Sau khi thu thập đủ ý kiến phát biểu của học sinh, cô giáo phân tích: Trường hợp các em sang nhà hàng xóm chơi và bị người hàng xóm đó cố tình động chạm, sờ soạng vào các bộ phận kín của mình, các em cần yêu cầu người đó dừng ngay lập tức việc đó lại. Nếu vẫn không được thì cần hét thật to rồi chạy về nhà báo cho bố mẹ biết. Sau đó sẽ không sang nhà người đó chơi nữa.
Các em học sinh hào hứng đặt câu hỏi với cô giáo (Ảnh: Đình Tuệ). |
Đồng thời, cô Phương Linh chỉ cho các em một trong các cách để chạy “thoát thân” nếu bị kẻ xấu tiếp cận và khống chế: "Khi có một người lạ mặt đến gần và đưa cho các con một đồ vật, đồ ăn nào đó các con có được cầm và ăn không? Tất cả lớp đồng thanh: “Không ạ”. Giả sử kẻ xấu cố tình ôm chặt lấy các con rồi tìm cách đưa đi khi đoạn đường đó vắng người thì các con sẽ làm như thế nào?
Em Ngô Vĩnh Lâm mạnh dạn nói: “Em sẽ vùng vẫy, cào cấu và đấm đá vào các bộ phận như mắt, bụng, cổ người đó để chạy về nhà ạ”. Còn em Nguyễn Ngọc Diệp lại đặt câu hỏi: “Nếu chúng con đã chạy rồi mà kẻ xấu đó vẫn cố tình đuổi theo thì nên làm như thế nào?”.
Cô giáo nói về các tình huống nguy hiểm trẻ có thể dễ bị xâm hại tình dục (Ảnh: Đình Tuệ). |
“Một trong các nguyên tắc các con cần nhớ là, khi bị kẻ xấu khống chế thì cần giãy giụa, vùng vẫy nhưng phải hét thật to “Cứu cháu với” để thu hút sự chú ý của người khác. Khi chạy thì cần hô hét lớn và tìm đến các chú Công an, các bác bảo vệ mặc đồng phục ở ven đường để nhờ trợ giúp.
Bài học là luôn giữ khoảng cách an toàn với người lạ. Không được đi một mình ở những đoạn đường vắng mà không có bố mẹ, người thân đi cùng. Nếu cảm thấy mình gặp nguy hiểm và bị xâm hại thì cần tâm sự với bố mẹ ngay để tìm hướng giải quyết”, cô giáo Phương Linh cho hay.
Tăng cường dạy lồng ghép kỹ năng sống Theo cô giáo Ngô Thị Hồng Lương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú cho biết, hoạt động giảng dạy kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ vẫn đang được nhà trường dạy lồng ghép vào các giờ học ngoại khóa. Phần lớn giáo viên đều được đào tạo về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục với trẻ em. Việc kiểm soát người ra, vào trong trường cũng nhằm bảo đảm cho sự an toàn của các em học sinh. “Trước đây, tâm lý người lớn thường hay e ngại việc dạy cho con những kiến thức về giáo dục giới tính. Hiện nay, vấn đề này cần để cho các cháu tiếp cận nhiều hơn nhằm tránh được các nguy cơ bị xâm hại. Lãnh đạo quận cũng đã có những chỉ đạo thường xuyên về việc này. Để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho các con, rất cần sự phối hợp nhiều hơn từ phía phụ huynh học sinh, các chuyên gia về tâm lý. Qua các bài giảng trên lớp để khi ra ngoài đường, các em có thể chủ động phòng tránh nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân mình”, cô giáo Ngô Thị Hồng Lương chia sẻ. |
Chuyên gia dạy trẻ cách thoát thân trước ‘yêu râu xanh’
Bằng các động tác đơn giản mà hiệu quả, Tiến sĩ (TS) Vũ Thu Hương đã dạy cho các em học sinh những cách có ... |
Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong trường học
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Công văn chỉ đạo phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã, các trường học trực ... |
Thời sự 17:16 | 16/04/2019
Pháp luật 01:15 | 23/12/2018
Giải trí 05:08 | 05/06/2018
Thời sự 02:25 | 14/04/2017
Thời sự 02:38 | 12/04/2017
Thời sự 06:00 | 08/04/2017
Thời sự 07:33 | 07/04/2017
Thời sự 06:41 | 07/04/2017