Căng thẳng tác động tiêu cực tới mọi 'ngõ ngách' trong cơ thể bạn như thế nào?

Căng thẳng trong công việc và cuộc sống là điều mà bất cứ ai cũng từng trải qua, thậm chí là "trải nghiệm" nhiều lần.
cang thang anh huong den co the nhu the nao Nam giới làm việc căng thẳng có nguy cơ tử vong cao hơn nữ giới
cang thang anh huong den co the nhu the nao Căng thẳng trong công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Các khảo sát cho thấy, 80% dân số thế giới cho biết bị căng thẳng hàng ngày. Nhiều người trong nhóm tuổi từ 15-25 cảm thấy cần được giúp đỡ để thoát khỏi căng thẳng.

Hầu hết các trường hợp bị căng thẳng từ nơi làm việc. Ngày càng có nhiều hơn những người trẻ tuổi gặp phải tình trạng này. Căng thẳng có thể là một căn bệnh truyền nhiễm. Trong thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi trong công ty có một cá nhân bị stress, các tế bào thần kinh của người khác sẽ sao chép lại hành vi này.

Stress là gì?

Căng thẳng là cách phản ứng của cơ thể với những trải nghiệm cuộc sống, các mối nguy hiểm và mối đe dọa. Đây cũng là cách "tự vệ" của cơ thể bạn. Căng thẳng ở mức độ cho phép có thể giúp bạn đáp ứng những thách thức và tập trung, tỉnh táo hay tràn đầy năng lượng khi khỏe mạnh. Nhưng khi vượt ngưỡng, nó có thể dẫn đến lo lắng, bồn chồn, đau đầu, đau ngực, trầm cảm, mất ham muốn tình dục, mệt mỏi, tức giận, v...v...

cang thang anh huong den co the nhu the nao

Căng thẳng ảnh hưởng đến mọi hệ thống trong cơ thể bạn, bao gồm:

- Hệ miễn dịch

- Hệ thống sinh sản

- Hệ thống cơ bắp

- Hệ thống tiêu hóa

- Hệ tim mạch

- Hệ hô hấp

- Hệ thần kinh trung ương

1. Hệ thống miễn dịch

Những người liên tục bị căng thẳng kéo dài sẽ dễ bị cảm lạnh và cảm cúm hơn bình thường. Hormone căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và cũng làm giảm khả năng phục hồi. Bạn cũng có thể thấy rằng cơ thể mất nhiều thời gian và năng lượng hơn để phục hồi từ bệnh tật.

2. Hệ thống sinh sản

Khi đàn ông bị căng thẳng, testosterone được sản xuất ở mức cao hơn. Nhưng điều này không kéo dài. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, điều này dẫn đến rối loạn cương dương.

Đối với phụ nữ, stress kéo dài sẽ dẫn đến những khoảng thời gian thay đổi bất thường trong cơ thể và cảm thấy đau đớn hơn bình thường, đồng thời mất đi sự ham muốn tình dục.

3. Hệ thống cơ bắp

Khi bị căng thẳng, cơ bắp của bạn bị căng cứng. Cơ bắp sẽ được thư giãn khi bạn thoát khỏi căng thẳng. Nhưng hãy thử tưởng tượng nếu bạn ở trong tình huống stress kéo dài, điều này có nghĩa là cơ bắp của bạn liên tục bị căng. Bạn có thể bị chấn thương khớp, co thắt cơ bắp, đau lưng, đau vai hoặc đau toàn thân và nhức đầu. Bạn không nên tập thể dục và cần được chăm sóc y tế trong giai đoạn này.

4. Hệ thống tiêu hóa

Căng thẳng ảnh hưởng đến việc thức ăn di chuyển trong cơ thể bạn như thế nào, có thể gây ra táo bón, tiêu chảy, buồn nôn… Khi bị căng thẳng, gan của bạn đẩy xuống nhiều đường hơn, là lượng đường trong máu cao hơn theo kịp với năng lượng mà cơ thể bạn cần. Nếu điều này vượt qua mức độ nhất định, bạn có thể bị tiểu đường. Thở nhanh, tăng nhịp tim và tăng kích thích tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ ợ ​​nóng và chua.

5. Hệ tim mạch

Nhịp tim của bạn tăng lên khi bị căng thẳng. Nhiều máu hơn được bơm qua cơ thể để cung cấp đủ oxy cho các tế bào, theo kịp nhịp tim nhanh. Cơ bắp đòi hỏi nhiều oxy hơn, các tế bào não cũng cần nhiều oxy hơn để xử lý, dẫn đến huyết áp cao. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ.

6. Hệ hô hấp

Hormone căng thẳng gây ra sự tàn phá trong hệ hô hấp của bạn. Bạn sẽ thở nhanh do nhiều máu giàu oxy cần phải được vận chuyển qua cơ thể. Nếu bạn đã mắc bệnh về hô hấp, stress có thể làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng thêm.

7. Hệ thần kinh trung ương

Hệ thống này có trách nhiệm làm cho cơ thể bạn hoạt động theo cách cần thiết khi cảm nhận được các dấu hiệu căng thẳng. Vùng dưới đồi được cảnh báo để giải phóng các hormon stress - cortisol và adrenaline. Những hormon này hoạt động trên khắp cơ thể, hấp thụ nhiều oxy hơn vào máu, gây ra phản ứng nhanh, v...v...

Khi căng thẳng đã được loại bỏ, vùng dưới đồi gửi thông điệp qua cơ thể để đưa nó trở lại bình thường. Với những ai bị căng thẳng kéo dài, khả năng này của hệ thần kinh trung ương đôi khi bị cản trở. Điều này có thể khiến các cơ quan khác trong cơ thể muốn "ngưng trệ" hoạt động.

Những thói quen thiếu lành mạnh như: ăn quá nhiều, uống rượu, lạm dụng ma túy, không ăn đủ chất và sống khép mình có thể gây ra căng thẳng mạn tính.

Những cách đơn giản giúp giảm stress:

• Thiền trong 5 phút và hít thở sâu.

• Tâm sự với một người thân, bạn bè bạn tin cậy hoặc tìm đến chuyên gia tâm lý.

• Điều chỉnh lối sống và "lắng nghe" cơ thể của bạn.

• Hãy biết ơn những gì bạn đang có và không chạy theo những mục tiêu xa vời có thể khiến bạn mệt mỏi và tốn kém.

cang thang anh huong den co the nhu the nao Giảm ngay căng thẳng, mệt mỏi với 9 loại nước uống quen thuộc

Sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi, ngoài việc nằm thư giãn bạn có thể thưởng thức ngay 1 trong 9 loại ...

cang thang anh huong den co the nhu the nao Nhà tâm lý học tư vấn 8 cách đẩy lùi căng thẳng

Từ những lo lắng nhỏ trong cuộc sống có thể tạo ra nhiều mức độ căng thẳng khác nhau và gây ảnh hưởng nhiều đến sức ...

cang thang anh huong den co the nhu the nao Khi căng thẳng, hãy chạy bộ!

Nghiên cứu cho thấy căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.