Bức thư bố bệnh nhi gây bão facebook Bộ trưởng Y tế |
Mưa lũ, cảnh giác với viêm gan E |
Dễ nhầm với rối loạn tiêu hoá
Chăm sóc con gái 3 tuổi tại BV Nhi TƯ, chị Nguyễn Thị Linh (Hải Phòng) vẫn chưa hết ngạc nhiên vì căn bệnh của con. Ban đầu bé chỉ có triệu chứng đau bụng, nôn ói nhưng khi xét nghiệm tại BV, bác sĩ kết luận bệnh nhi mang khối u buồng trứng.
Bản thân chị Linh rất hoảng, vì nghĩ đây là căn bệnh của phụ nữ trưởng thành, không ngờ con mình còn nhỏ đã mắc bệnh.
Hình ảnh trên CT cho thấy, khối u dạng nang tiểu khung, đường kính gần 5cm, là một dạng u quái buồng trứng.
Bé gái 3 tuổi bị u buồng trứng điều trị tại BV Nhi TƯ |
Do khối u có kích thước lớn, tiểm ẩn nguy cơ gây xoắn, vỡ nên bệnh nhi được chỉ định mổ nội soi, bóc tách khối u, bảo tồn buồng trứng.
Trường hợp khác là bệnh nhi 12 tuổi ở Quảng Ninh, nhập viện cấp cứu do đau bụng vùng hạ vị.
Trước đó, cháu bé thi thoảng xuất hiện cơn đau nhưng gia đình nghĩ rằng do mới bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt chưa đều nên chủ quan.
Tuy nhiên kết quả siêu âm và X-quang thấy rõ hình ảnh buồng trứng trái có khối dạng nang bì, đường kính lên tới 8,6cm.
Trong quá trình phẫu thuật khối u, các bác sĩ phát hiện phần vòi và buồng trứng trái bị xoắn 2 vòng khiến khu vực này bầm tím. Bên trong khối u được bóc tách từ buồng trứng của bệnh nhân còn chứa các mô tuyến bã, răng, tóc…
BS Vũ Mạnh Hoàn, Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp, BV Nhi TƯ cho biết, u buồng trứng thường được biết đến là bệnh của phụ nữ trưởng thành, nhưng thực tế căn bệnh này còn đe doạ cả các bé gái vừa chào đời.
Trung bình mỗi tháng, khoa Ngoại tổng hợp phẫu thuật gần chục ca u nang buồng trứng ở trẻ em.
Theo BS Hoàn, ở giai đoạn sớm, u buồng trứng khó phát hiện, dấu hiệu mơ hồ. Bệnh nhân có thể đau ở vùng hạ vị, cơn đau gia tăng khi đã xảy ra tình trạng xoắn, hoặc vỡ nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa, hoặc đau ruột thừa.
Do đó, cha mẹ cần định kỳ cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện sớm khối u nhờ siêu âm ổ bụng.
Để muộn sẽ phải cắt bỏ hết buồng trứng
Theo BS Hoàn, 2 trường hợp bệnh nhi nói trên đều may mắn phát hiện kịp thời, phẫu thuật bảo tồn được buồng trứng.
Thực tế có rất nhiều trường hợp gia đình không biết, nghĩ con gái đau bụng do rối loạn tiêu hoá hoặc tuyến cơ sở không phát hiện được bệnh, nhập viện trễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Phổ biến nhất, khối u buồng trứng lâu ngày có kích cỡ quá lớn hoặc bị xoắn có thể gây hoại tử, khi đó buộc phải cắt 1 bên buồng trứng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
BS Hoàng thông tin, u buồng trứng có 2 dạng gồm dạng nang và dạng đặc, trong đó lại có 2 loại u buồng trứng phổ biến nhất là u nang thanh dịch buồng trứng và u quái buồng trứng.
Các khối nang thanh dịch buồng trứng có thể hình thành từ rất sớm, do trẻ bị ảnh hưởng từ hoóc-môn của người mẹ khi còn đang mang thai.
Tỉ lệ này ở trẻ dưới 1 tuổi khá cao. Hầu hết các trường hợp này đều không chỉ định phẫu thuật mà tiếp tục theo dõi. Đa phần, các khối u có thể teo đi theo thời gian.
Theo thống kê, có tới 90% khối u được phát hiện ở trẻ là lành tính song các bác sĩ vẫn khuyến cáo phải hết sức cảnh giác và cần chỉ định phẫu thuật khi đường kính khối u trên 5cm.
Nếu để muộn, rất dễ xảy ra tình trạng xoắn cuống khối u, vỡ khối u, chèn ép các cơ quan xung quanh và biến thành u ác tính… Trong trường hợp này, bác sĩ buồng phải cắt bỏ toàn bộ buồng trứng.
Thuốc chữa bệnh xương có thể gây tăng canxi máu
Thuốc denosumab được sử dụng để điều trị khối u xương tế bào khổng lồ ở người lớn và thanh thiếu niên nhưng không thể ... |
Vào viện do viêm ruột thừa, nhưng suýt chết vì bệnh tim
So với viêm ruột thừa, nhịp tim chậm do bloc nhĩ thất độ 3 là bệnh hiếm gặp hơn. Nhưng đây lại là nguyên nhân ... |
Người thường xuyên làm thêm đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm
Công việc làm thêm theo giờ đem lại lợi ích về thu nhập và thời gian tiện lợi cho con người nhưng nó cũng có ... |