Cập nhật tình hình dịch corona trên thế giới ngày 10/3: Italy phong tỏa toàn bộ đất nước, dịch Covid-19 tại châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp

Chính phủ Italy đã quyết định phong tỏa toàn bộ đất nước với 60 triệu dân để ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh virus corona. Cũng tại châu Âu, tình trạng dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp.

Toàn bộ đất nước Italy bị phong tỏa

Trong một cuộc họp báo hôm 9/3, Thủ tướng Giuseppe Conte đã thông báo, toàn bộ đất nước Italy hiện đang bị đặt dưới lệnh phong tỏa. Theo đó, yêu cầu người dân ở nhà và cấm mọi hoạt động tụ tập nơi công cộng cùng với tất cả trận đấu trong khuôn khổ giải vô địch quốc gia Serie A.

Ông Conte cho biết, biện pháp này được áp dụng nhằm mục đích bảo vệ người dân, đặc biệt là các cá nhân có rủi ro cao về sức khoẻ. Theo lệnh hạn chế di chuyển này, tất cả người dân Italy sẽ cần phải chứng minh nhu cầu làm việc thiết yếu, tình trạng sức khoẻ hay một số lí do giới hạn khác để có thể đi ra ngoài khu vực sinh sống.

Italy quyết định phong tỏa toàn bộ đất nước, dịch virus corona tại châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp - Ảnh 1.

(Ảnh: Reuters)

Trước đó, toàn bộ miền Bắc Italy đã bị phong toả, với lệnh phong toả bao phủ qui mô khoảng 16 triệu người. Lệnh phong toả toàn bộ đất nước được đưa ra khi Italy ghi nhận thêm hàng ngàn ca nhiễm mới. 

Tính đến 9h30 sáng 10/3, tổng số ca nhiễm tại nước này lên đến 9.172 ca với 463 người tử vong, chỉ đứng sau Trung Quốc. Nước này cũng đã thông báo sẽ hoãn toàn bộ các hoạt động thể thao “ở mọi cấp bậc” cho đến ngày 3/4.

Châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp

Cyprus là nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) mới nhất ghi nhận có người dương tính với virus corona. Hiện nay, tất cả 27 nước EU đều đã có ca nhiễm. Trong đó, Italy là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất, với 463 ca tử vong và 9.172 ca nhiễm.

27 quốc gia này gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, và Thụy Điển.

Italy quyết định phong tỏa toàn bộ đất nước, dịch virus corona tại châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp - Ảnh 2.

(Ảnh: Reuters)

Ngày 9/3, Cộng hòa Cyprus đã thông báo về hai ca bệnh đầu tiên ở nước này, trong đó có một chuyên gia y tế cộng đồng. Cả hai bệnh nhân đều là nam, đều đi nước ngoài gần đây. Bệnh nhân đầu tiên vừa quay về từ miền bắc Italy, còn bệnh nhân thứ hai (một chuyên gia y tế 64 tuổi) vừa quay về từ Anh.

Tại Đức cũng vừa ghi nhận hai ca tử vong đầu tiên do dịch bệnh virus corona. Cả hai ca tử vong đều ở Nordrhein-Westfalen, bang đông dân nhất và có số ca nhiễm nhiều nhất ở Đức.

Cũng trong ngày 9/3, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Charles Michel cho biết, Liên minh châu Âu sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn qua video với sự tham gia của lãnh đạo các quốc gia trong khối. "Chúng ta cần hợp tác để bảo vệ sức khỏe của công dân", ông cho biết.

Tại Tây Ban Nha cũng đã ghi nhận thêm 2 trường hợp tử vong, nâng số người chết do virus tại nước này lên 28 ca. Nước này đã thông báo sẽ đóng cửa toàn bộ trường phổ thông, nhà trẻ và đại học trong các khu vực “có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao” trong ít nhất 15 ngày để hạn chế sự lây lan của virus corona. Các khu vực này bao gồm thủ đô Madrid và các thành phố Vitoria và Labastia thuộc xứ Basque.

Ở Anh cũng đã ghi nhận trường hợp tử vong thứ 5, trong số 321 ca nhiễm bệnh.

Slovakia cấm các sự kiện công cộng, cách li người về từ vùng dịch

Thủ tướng Peter Pellegrini của Slovakia ngày 9/3 cho biết, chính phủ nước này đã ra lệnh cấm tất cả sự kiện văn hóa, thể thao và các sự kiện công cộng khác trong vòng 14 ngày để ngăn lây lan dịch bệnh virus corona.

Quốc gia này cũng yêu cầu công dân quay về từ Italy, Trung Quốc, Hàn Quốc và Iran - những nước bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh sẽ phải cách li tại nhà trong 14 ngày. Đến nay, Slovakia đã ghi nhận 7 ca nhiễm bệnh. 

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.