CEO McDonald bị sa thải vì có quan hệ tình cảm với nhân viên

Vì có mối quan hệ tình cảm với nhân viên, Giám đốc điều hành Steve Easterbrook đã bị McDonald sa thải vào cuối tuần trước. Đây là hành vi mà chuỗi thức ăn nhanh này cho rằng vi phạm giá trị của công ty.

CNBC đưa tin McDonald đã sa thải Giám đốc điều hành Steve Easterbrook, vì vi phạm chính sách của công ty khi có mối quan hệ tình cảm với một nhân viên.

Công ty cho biết Easterbrook đã "thể hiện sự phán xét kém công minh" khi tham gia vào mối quan hệ này. Ngoài ra, McDonald không cung cấp bất cứ thông tin nào về mối quan hệ.

Công ty cho biết chức vụ của Easterbrook sẽ được thay thế bởi Chủ tịch đương nhiệm Chris Kempczinski ngay lập tức. Trong bức thư nội bộ, Kempczinski đã cảm ơn Easterbrook, vì đã tuyển dụng ông cho McDonald. 

Trên Reuters, Chủ tịch không điều hành Enrique Hernandez Jr., đã gọi Kempczinski là công cụ trực tiếp trong việc phát triển kế hoạch chiến lược của công ty.

tải xuống

Easterbrook thừa nhận việc có quan hệ với nhân viên là một sai lầm. (Ảnh: Reuters).

"Đây là một sai lầm", Easterbrook thừa nhận như thế trong email nội bộ. "Tuân thủ các giá trị của công ty, tôi đồng ý với hội đồng quản trị, rằng đã đến lúc tôi phải rời đi".

Sự vụ này xảy ra trong bối cảnh phong trào #MeToo, lên tiếng gay gắt nạn quấy rối tình dục tại công sở. Tháng 6/2018, Giám đốc điều hành Intel Corp Brian Krzanich đã từ chức sau khi một cuộc điều tra cho thấy ông có mối quan hệ với một nhân viên vi phạm chính sách của công ty.

Easterbrook năm nay đã 52 tuổi, trở thành CEO của McDonald vào năm 2015. Trước đó, ông là Giám đốc thương hiệu của McDonald, và là người quản lí đứng đầu tại thị trường Anh và Bắc Âu.

Cặp bài trùng Easterbrook và Kempczinski bắt tay nhau chứng kiến một bước ngoặt của công ty. Cổ phiếu của McDonald đã tăng 96%, lên 193,94 USD kể từ khi Easterbrook tiếp quản vị trí CEO vào năm 2015.

"Tôi rất vui mừng được nắm quyền quản trị của công ty đáng tự hào này, và biết ơn sự tin tưởng của Hội đồng quản trị đối với tôi. Tôi đặc biệt may mắn khi được đứng giữa một đội ngũ tài năng như vậy khi chúng tôi đưa thương hiệu này đến vị thế ngày hôm nay", ông chia sẻ.

Dưới thời của Easterbrook, công ty đã bán nhiều cửa hàng thuộc sở hữu cho các bên nhượng quyền. Hơn 90% địa điểm của McDonalds hiện đang được nhượng quyền. Hiện chiến lược tái cấu trúc đang giúp lợi nhuận của McDonalds cải thiện.

a6572451-1010-47f3-8223-029834d4aaa9

Easterbrook giúp McDonald có được vị thế như ngày hôm nay. (Ảnh: Slate).

Dưới sự lãnh đạo của bộ đôi, McDonald đã cải tạo các cửa hàng ở Mỹ bằng cách nâng cấp hệ thống tự đặt hàng ngoại tuyến và hệ thống bán hàng trực tuyến. Trong đó, các bữa ăn giá trị và việc ra mắt bữa sáng giá rẻ đã nâng doanh số và lượng khách đáng kể cho chuỗi thức ăn nhanh này.

Nhưng lần đầu tiên sau 2 năm, thu nhập quý III lại giảm so với ước tính, vì đợt khuyến mãi mới nhất của hãng không đạt được sức hút với người tiêu dùng Mỹ. Ngoài ra, các cửa hàng nhượng quyền của Mỹ đã chùn bước trước những cải tạo đắt đỏ trên, dẫn đến việc họ tạo ra một nhóm nhượng quyền độc lập vào năm ngoái. 

McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với khoảng 36.000 nhà hàng tại 119 quốc gia trong đó có Việt Nam. Chuỗi này phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày dưới thương hiệu riêng của mình, chưa tính cửa hàng nhượng quyền. Năm 2008, doanh thu của tập đoàn là khoảng 22,8 tỉ USD, trong đó lợi nhuận ròng vào khoảng 3,5 tỉ USD.

McDonald's được xem là một biểu tượng cổ điển của chiến lược toàn cầu hoá. Tuy nhiên, thực tế McDonald's có 80% doanh thu chỉ trong bốn quốc gia: Hoa Kỳ, Đức, Anh và Pháp.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.