Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao, Việt Nam với độ mở kinh tế lớn, có quan hệ thương mại, đầu tư lớn với Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế chủ chốt (EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...) sẽ chịu tác động nhiều chiều.
Về thương mại, phạm vi hàng hóa Mỹ và Trung Quốc áp thuế lẫn nhau đến nay gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Khoảng 27% hàng xuất khẩu của Trung Quốc chịu thuế ,trong đó có nhiều mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ như may mặc, giày dép, thủy sản, nông sản, đồ gỗ, nội thất... thúc đẩy các doanh nghiệp Mỹ chuyển đơn hàng sang các nước khác tạo cơ hội mở rộng thị phần cho hàng may mặc, giày dép, thủy sản, đỗ gỗ, nội thất của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.
(Ảnh minh hoạ). |
Tuy nhiên, có rủi ro các hàng hóa này của Trung Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam, sẽ gây sức ép lớn đến thị trường trong nước.
Bên cạnh đó, rủi ro gian lận thương mại có thể tăng lên do các doanh nghiệp của Trung Quốc và một số nước có thể lợi dụng Việt Nam làm điểm trung gian để xuất khẩu các hàng tiêu dùng sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế, gây nghi ngờ và tạo cớ cho phía Mỹ dựng lên rào cản đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Máy móc, thiết bị của Trung Quốc là nhóm hàng chịu tác động toàn bộ khi Mỹ áp thuế suất 10% (trị giá gần 63 tỉ USD, chiếm 31% danh mục đánh thuế).
Tuy nhiên, xuất khẩu máy móc, thiết bị từ Việt Nam vào Mỹ còn khiêm tốn, do đó mức độ tác động trực tiếp đến Việt Nam trong nhóm hàng này không cao.
Về đầu tư, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang đẩy mạnh hơn xu hướng dịch chuyển sản xuất một số mặt hàng ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế và phân tán rủi ro, trong đó Việt Nam có thể là một lựa chọn đầu tư.
Nếu duy trì cải thiện môi trường đầu tư, phát triển tốt các ngành công nghiệp hỗ trợ, xu hướng này thuận lợi cho ta trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư chất lượng cao trong một số lĩnh vực, nhất là chế tạo.
Tuy nhiên, nếu không quản lí tốt và có chính sách thu hút đầu tư chọn lọc, ta có thể chịu “thiệt kép” của làn sóng dịch chuyển này như di chuyển công nghệ trung bình và thấp vào Việt Nam, bị lợi dụng ưu đãi đầu tư và lẩn tránh thuế của Mỹ.
Ngoài ra Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong điều hành chính sách tiền tệ, gia tăng sức ép ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, vay- trả nợ nước ngoài.
Rủi ro tỉ giá tăng lên khiến tăng chi phí dự phòng của ngân hàng và doanh nghiệp, cùng với giá dầu tăng sẽ tạo thêm sức ép lạm phát.
Bộ Ngoại giao cũng cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc có thể tạo một số cơ hội, song rủi ro, thách thức là rất khó lường, việc tranh thủ cơ hội và giảm thiểu rủi ro đến mức độ nào tùy thuộc vào năng lực kháng chịu, điều chỉnh và thích nghi của kinh tế Việt Nam.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang với quy mô và phạm vi mở rộng nên ảnh hưởng đến kinh tế thế giới tăng lên.
WTO đánh giá chiến tranh thương mại leo thang khiến đơn đặt hàng giảm sút là nguyên nhân chính khiến thương mại thế giới “hụt hơi” trong quý 3/2018.
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc leo thang với quy mô và phạm vi rộng hơn, do đó mức độ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và các nước cũng sẽ lớn hơn.
Tuy cả Mỹ và Trung Quốc hiện tỏ khá cứng rắn, song vẫn để ngỏ khả năng đàm phán. Dù vậy, chính sách thương mại của chính quyền ông Donald Trump là một trong những công cụ chủ yếu để củng cố vị trí siêu cường và thực hiện kiềm chế chiến lược đối với Trung Quốc.
Do đó, Mỹ và Trung Quốc có thể thỏa hiệp giảm căng thẳng, song cọ xát và va chạm thương mại sẽ còn tiếp diễn, ít nhất là trong nhiệm kì của tổng thống Donald Trump.
Trump tiếp tục dọa áp thuế lên 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
Tổng thống Mỹ lại đe dọa sẽ tăng hàng rào thuế quan nếu Trung Quốc tiến hành các biện pháp đáp trả. |
Tesla thiệt thòi vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Xe điện của Tesla phải chịu thuế nhập khẩu 40%, chi phí sản xuất cũng cao hơn các hãng Trung Quốc 60%. |
Thịt heo Mỹ ồ ạt 'chạy' sang Việt Nam để 'né' chiến tranh thương mại?
Tính đến thời điểm này, sản phẩm heo Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam đã tăng gấp hai lần về sản lượng và tăng gấp ... |
Thành phố cảng Trung Quốc lao đao trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
GDP của Thiên Tân chỉ tăng 3,4% nửa đầu năm nay, mức tăng thấp thứ hai trong các tỉnh, thành và khu tự trị của ... |