Đã hơn hai tháng kể từ khi Mỹ và Trung Quốc bắt đầu áp thuế lên hàng hóa của nhau và các số liệu thống kê đang bắt đầu cho thấy những ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc. Hiện tại, các tác động vẫn ở mức vừa phải tuy nhiên, Thiên Tân - thành phố cảng phía Bắc Trung Quốc dường như đang phải chịu một cú đánh nặng nề.
Nhà máy Samsung tại Microelectronics Industrial Park, thành phố Thiên Tân. (Ảnh: Nikkei) |
Khu công nghiệp Microelectronics Industrial Park ở Thiên Tân là nơi đặt các nhà máy Samsung Electronics và các đơn vị sản xuất linh kiện cho hãng này. Tại đây, doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất các tấm điôt phát sáng và các bộ phận của smartphone. Tuy nhiên, Samsung vừa cho biết, có thể rút hoạt động ở thành phố này vào cuối năm nay.
Theo ghi nhận của Nikkei, gần đây, các nhà máy của Samsung tại Thiên Tân dường như vẫn hoạt động, có xe buýt đưa đón công nhân nhưng khu công nghiệp này trở nên yên tĩnh, đường phố vắng vẻ hơn. Một số nhà máy không phải của Samsung đã đóng cửa. “Nhà máy này từng cung cấp linh kiện camera cho smartphone Samsung nhưng nó đã đóng cửa từ mùa xuân”, nhân viên bảo vệ đứng trước cổng một trong những nhà máy đã ngừng hoạt động cho hay.
Theo một quan chức thành phố, Samsung đã báo với chính quyền Thiên Tân về ý định rời khỏi khu công nghiệp. Thông tin Samsung rút lui có thể đã có từ lâu bởi thị phần của hãng điện thoại này giảm xuống gần như bằng không tại Trung Quốc. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ -Trung ngày càng gia tăng có thể là tác động cuối cùng với doanh nghiệp Hàn Quốc.
Những động thái này cho thấy, thành phố cảng trọng yếu của nền kinh tế Trung Quốc đang gặp rắc rối. GDP của Thiên Tân trong 6 tháng đầu năm nay tăng 3,4%. Đây là tỷ lệ tăng thấp thứ hai trong 31 tỉnh, thành phố và khu tự trị của Trung Quốc.
Từng là thành phố đi đầu trong tăng trưởng kinh tế nhưng Thiên Tân hiện đã tụt lại phía sau. Đã quen với việc được Bắc Kinh phân bổ cho các dự án đầu tư lớn nên Thiên Tân hành động rất ít để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất hay nuôi dưỡng các mô hình kinh doanh trực tuyến.
Đầu năm nay, chính quyền Thiên Tân đã thực hiện một số biện pháp cải cách kinh tế nhưng vô ích. Một quan chức thành phố cho biết, cải tổ vào lúc này - đúng giai đoạn của cuộc chiến tranh thương mại - là một thời điểm không thể tồi tệ hơn. “Lượng hàng tại cảng Thiên Tân vẫn ổn định nhưng phần lớn là các đơn đặt vào phút chót ngay trước khi các lệnh áp thuế mới có hiệu lực”, vị này thông tin thêm.
Sở hữu các cảng biển lớn nên thương mại đóng góp gần 40% vào GDP của Thiên Tân. Đây là tỷ lệ cao hơn so với trung bình 34% tại Trung Quốc. Bởi vậy, thành phố này rất dễ bị ảnh hưởng khi thương mại đi xuống.
Trung Quốc còn vũ khí gì trong cuộc chiến thương mại với Mỹ
Ngoài thuế nhập khẩu, Trung Quốc có thể dùng thủ tục chính sách hay sự tẩy chay của người tiêu dùng để đối phó Mỹ. |
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hưởng lợi khi Mỹ - Trung đối đầu
Tranh chấp thương mại leo thang khiến bất động sản công nghiệp Mỹ, Trung sẽ giảm tốc nhưng Việt Nam lại hưởng lợi. |
Rút Mỹ khỏi WTO, ông Trump chơi trò 'tự sát'?
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại một lần nữa dọa rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). |
Mặc kệ đàm phán, ông Trump nóng lòng đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ý muốn áp thuế đối với khối hàng hóa trị giá 200 tỷ USD mặc dù Hoa Kỳ đang ... |