Chủ quán 'cà phê đường tàu' lo bị đóng cửa

Con phố nối đường Điện Biên Phủ tới Trần Phú trên tuyến "phố cà phê đường tàu" Phùng Hưng chỉ dài khoảng 200 m nhưng có gần 50 hộ kinh doanh.

Chị Đinh Thu Loan, đã kinh doanh tại "cà phê đường tàu" được hơn nửa năm. Ngoài chị và mẹ chồng, có thuê thêm một nhân viên nữa để lo việc kinh doanh. Theo chị Loan, khoảng 4 năm trước, du khách nước ngoài đến phố này rất đông. Khi ấy, không có chỗ ngồi và đường cũng rất xấu nên họ thường đi dạt sang hai bên mép đường. Khoảng hơn một năm nay, những hộ kinh doanh ở đầu đường gần phố Trần Phú bắt đầu mở những hàng nước đầu tiên, và sau này, những hộ ở khu vực giữa đường tàu mới bắt đầu kinh doanh, như nhà tôi".

"Đồ uống tại đây dao động 20.000 – 50.000 đồng. Doanh thu mỗi ngày đạt khoảng một triệu đồng. Tuy nhiên, một tháng trở lại, du khách đến đông gấp đôi gấp ba. Những hộ kinh doanh lớn hơn thì thuê thêm 2-3 người làm", chị Loan nói.

Chủ quán 'cà phê đường tàu' lo bị đóng cửa - Ảnh 1.

Khách nước ngoài ngồi kín "phố cà phê đường tàu" Phùng Hưng. (Ảnh: Ngọc Hà).

Chị Hà Hồng Tú, người đã sống tại phố này 42 năm và kinh doanh hơn năm nay cũng cho hay, khi thấy ngày càng nhiều du khách nước ngoài đến đây và không có chỗ ngồi, người dân mới mở cửa hàng để bán nước và phải có giấy phép kinh doanh. Thời gian trước, khách đến con phố này 100% là người nước ngoài, một tháng trở lại đây mới có người Việt.

"Chúng tôi đã bỏ tiền sửa sang nhà cửa, thuê nhân viên, mua nguyên vật liệu đầu vào để làm hàng, nhiều hộ gia đình kinh doanh đến giờ chắc gì đã có lãi", chị Tú nói.

Nhiều du khách nước ngoài biết đến phố "cà phê đường tàu" qua mạng xã hội, youtube, instagram..., nhưng phần lớn chưa từng được tận hưởng cảm giác uống cà phê và ngắm đường tàu ở cự li gần như vậy.

Bà Anna Terblanche đến từ Nam Phi, đã từng đi du lịch cùng chồng 48 quốc gia trên thế giới, chia sẻ biết đến con phố đường tàu này qua youtube. Vợ chồng tôi bà đã chọn đây là điểm đến đầu tiên khi tới Hà Nội.

"Tôi cũng đã đọc được thông tin về việc Bộ Giao thông vận tải Việt Nam yêu cầu Hà Nội giải tán con phố này trên trang tin quốc tế có tên news24h của Nam Phi. Tôi không nghĩ đây là một quyết định hay. Bởi nếu nơi này giải tán, cơ hội việc làm, nguồn thu sẽ mất đi. Du khách như chúng tôi sẽ không còn được khám phá một địa điểm tuyệt vời như thế này", bà Anna nhận xét.

Chủ quán 'cà phê đường tàu' lo bị đóng cửa - Ảnh 2.

Bảng giờ tàu chạy qua được treo trên tường quán cà phê. (Ảnh: Ngọc Hà).

Chị Nirel Goldberg, du khách đến từ Israel lại cho rằng mọi người đến đây không chỉ để uống cà phê hay bia, mà còn là để tìm hiểu cuộc sống của người dân.

"Khi tàu chuẩn bị qua, du khách sẽ ngồi dạt vào trong nhà, nhâm nhi cà phê hoặc uống bia và ngắm tàu chạy. Cảm giác như chơi một trò mạo hiểm, nhưng bạn vẫn muốn thử một hoặc nhiều lần. Chưa kể, không gian ở đây khá yên tĩnh so với những con phố khác của Hà Nội, đồ uống ngon, giá rẻ", chị Nirel nói.

Đứng ở góc độ là một chuyên gia ngành giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng rất thông cảm với người dân trên phố đường tàu này, vì họ muốn có việc làm và thu nhập, nhưng không thể tồn tại trên một hành lang giao thông rối loạn và nguy hiểm như thế. Bởi hiện nay đường sắt gần như không thực hiện được hành lang an toàn 10-15 m. Vì vậy, theo ông, nên từng bước khép lại hoạt động kinh doanh này".

"Có thể chọn một đoạn đường nào đó tương đối thoáng, rộng để cho kinh doanh", ông Thủy đề xuất.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel cho rằng nếu chẳng may xảy ra tai nạn với khách quốc tế sẽ ảnh hưởng nặng cho du lịch Việt Nam.

"Nét độc đáo và thu hút khách du lịch không thể và không chỉ là cà phê đường tàu. Không thể vì một lợi ích nhỏ mà để ảnh hưởng đến cả cộng đồng và cả ngành du lịch", ông Kỳ nói.

Vài tháng trở lại đây, đoạn đường sắt từ ngã tư giao cắt với phố Điện Biên Phủ đến Phùng Hưng mọc lên hàng loạt quán cà phê nằm sát bên đường ray xe lửa, phục vụ các bạn trẻ và du khách nước ngoài với mong muốn được trải nghiệm cuộc sống của người dân sống hai bên đường tàu, ngắm cảnh tàu hỏa chạy xuyên qua lòng phố cổ. 

Thời gian qua, dù chưa có tai nạn tại khu vực cà phê đường tàu Phùng Hưng do tàu đi chậm, và các chủ quán thường cảnh báo du khách khi tàu qua. Tuy nhiên, các lái tàu rất căng thẳng khi đi qua khu vực đông người tụ tập. 

Cách đây 2 tháng, tại khu vực cà phê đường tàu tại đoạn qua phố Khâm Thiên đã xảy ra va chạm giữa tàu SE8 và một du khách, khiến người này bị xây xát.

Chiều 7/10, Hà Nội đã có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc về việc kiểm tra, xử lí vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt, bàn giao để phối hợp quản lí các lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn thành phố. Như khu vực các quán cà phê đường tàu tại quận Hoàn Kiếm và Đống Đa.

Theo đó, Thành phố giao các quận, huyện có tuyến đường sắt đi qua chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lí nghiêm vi phạm trật tự trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 12/10.

Trước đó, 4/10, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng tăng cường tuyên truyền pháp luật về đường sắt đến người dân.

Thành phố cần tính đến phương án đảm bảo an toàn giao thông đường sắt khi làm thủ tục cấp đất cho doanh nghiệp và người dân; quy hoạch các khu dân cư.


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.