Các nhà bán lẻ Hong Kong sẽ sống bằng cách nào khi chưa qua biểu tình đã phải gồng mình chống dịch Covid-19

Phải hứng chịu từ những bất ổn xã hội cho tới "cơn bão" Covid-19, các nhà bán lẻ Hong Kong đang chật vật thoát khỏi cơn khủng hoảng bằng cách bán hàng trực tuyến, quan tâm đến tiêu dùng địa phương và giảm sự phụ thuộc vào khách Trung Quốc đại lục.
Vết thương khó lành của những nhà bán lẻ HK từ cuộc khủng hoảng kép: bất ổn xã hội và đại dịch covid - Ảnh 1.

Một khu vực mua sắm vắng vẻ ngay giữa khu trung tâm mua sắm lớn của Hong Kong thuộc Vịnh Đồng La. (Ảnh: Nora Tam).

Các trung tâm mua sắm của Hong Kong thuộc Vịnh Đồng La vẫn nhộn nhịp đông đúc mỗi ngày, kể cả khi dịch Covid-19 đang hiện hữu, nhưng rất ít người dừng lại để xem các tấm áp phích quảng cáo bán hàng dán trên đường phố.

"Hong Kong giờ thay đổi rồi"

Tại cửa hàng thời trang G2000 nổi tiếng ở trung tâm mua sắm Jardine's Crescent, các bộ trang phục xuân - hè đang được bán giảm giá, nhưng nơi này vẫn chỉ có 5 khách hàng tới mua trong suốt nửa tiếng.

Nhà sáng lập Michael Tien Puk-sun, cho biết doanh thu tại 36 cửa hàng của công ty đã giảm 70% trong tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, và mức giảm đã tăng lên 80% trong tháng 3, khi dịch bệnh gây ảnh hưởng nhiều hơn tới thành phố và người dân ở lại nhà. Chi tiêu của các du khách tới từ đại lục vào năm 2019 chiếm 40% hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng con số đó đã giảm xuống còn 0.

Vết thương khó lành của những nhà bán lẻ HK từ cuộc khủng hoảng kép: bất ổn xã hội và đại dịch covid - Ảnh 2.

Hoạt động kinh doanh của 36 cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ thời trang G2000 giảm mạnh 80% trong tháng 3. (Ảnh: Nora Tam)

Ông Tien chia sẻ: "Hong Kong giờ đã thay đổi rồi", và liên tục đề cập đến các cuộc biểu tình bắt đầu từ mùa hè năm ngoái, khiến cho du khách e ngại.

 "Trong tương lai, cách người Hong Kong chào đón người đại lục sẽ không như những năm 2005 - 2006 nữa".

Sau khi Hội chứng viêm phổi cấp (SARS) bùng phát gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Hong Kong vào năm 2003, chính quyền trung ương đã mở cửa cho du khách đại lục chi tiêu bằng tiền mặt.

Nhưng với cuộc khủng hoảng y tế Covid-19 hiện nay, thứ ập đến ngay sau khi Hong Kong hứng chịu nhiều tháng bất ổn xã hội, hàng chục ngàn nhà cung ứng như ông Tien đang phải chứng kiến sự thay đổi bán lẻ tại địa phương. Chi tiêu tiêu dùng trong tháng 2 đã giảm kỉ lục 44% xuống còn 22,7 tỉ đô la Hong Kog (tương đương với 2,92 tỉ đô la Mỹ) so với năm ngoái. Các doanh nghiệp đang phản ứng lại, bằng việc lên kế hoạch cắt giảm số lượng cửa hàng hữu hình của họ, để tập trung nhiều hơn vào việc phát triển bán hàng trực tuyến.

Khi Hong Kong đấu tranh để ngăn chặn dịch Covid-19, thứ đã lây nhiễm cho hơn 860 người và khiến 4 người tử vong, cuộc sống thường ngày đã bị chững lại: Hầu như các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc đại lục đã bị đóng, các địa điểm giải trí như quán bar và rạp chiếu phim đã ngừng hoạt động, và các cuộc tụ họp nơi công cộng đều bị giới hạn ở số lượng là 4 người.

Trong khu mua sắm nổi tiếng Tsim Sha Tsui, các cửa hàng thời trang nhỏ đều có khẩu trang và nước rửa tay khô ngay ở cửa, để tăng lượng khách hàng ra vào. Dọc theo phố Granville, có tới một nửa các cửa hàng đã đóng cửa. Ngay cả trên phố Canton - nơi hội tụ của hàng chục thương hiệu trên thế giới - nhân viên bán hàng có rất ít việc để làm và chỉ biết tán gẫu để giết thời gian.

Cũng là một nhà lập pháp, ông Tien hi vọng các chuỗi lớn sẽ thu hẹp hoạt động tại các cửa hàng hữu hình của họ. Ông cũng sẽ làm theo ý muốn nếu chủ cho thuê từ chối cắt giảm tiền thuê mặt bằng. 

"Chúng tôi vẫn phải chịu cho đến khi hợp đồng cho thuê kết thúc. Sau đó, chúng tôi sẽ tập trung hơn vào thương mại điện tử".

Vết thương khó lành của những nhà bán lẻ HK từ cuộc khủng hoảng kép: bất ổn xã hội và đại dịch covid - Ảnh 3.

Michael Tien Puk-sun, một nhà lập pháp và nhà sáng lập Tập đoàn G2000, tại cửa hàng Jardine's Crescent ở Vịnh Đồng La. (Ảnh: Nora Tam).

Theo chủ tịch Hiệp hội quản lí bán lẻ Hong Kong, Annie Tse Yau On-yee, các nhà bán lẻ đồ trang sức, đồng hồ và may mặc đã có xu hướng áp dụng một chiến lược tương tự. "Tất cả mọi người đều muốn rời đi nếu họ có thể. Chỉ là họ vẫn đang bị ràng buộc trong hợp đồng".

Trích dẫn từ một cuộc khảo sát gần đây về các công ty cùng điều hành 2.000 cửa hàng trên toàn thành phố, cô cho biết có hơn 60% công ty đã cân nhắc việc đóng cửa tạm thời trong tháng này để giảm chi phí, trong khi các doanh nghiệp có nền tảng mua sắm trực tuyến đang tự nỗ lực nhiều hơn. 

Mua sắm trực tuyến, đối với phần đông mọi người từng bị coi là không cần thiết trong một thành phố nhỏ như Hong Kong, nhưng giờ đây nó đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết khi cư dân chi tiêu tiền mặt trực tuyến nhiều hơn.

Trong một cuộc thăm dò ý kiến của 1.000 người tiêu dùng được thực hiện bởi công ty Nghiên cứu Thị trường Ipsos vào tháng 3, gần một nửa số người cho biết họ đang dành nhiều thời gian hơn để lên mạng.

Kêu gọi mua bán trực tuyến, dành đất cho tiêu dùng địa phương, giảm phụ thuộc khách Trung Quốc đại lục

Việc nắm giữ các trung tâm ảo đã giúp thúc đẩy Mạng lưới Truyền hình Hong Kong, nơi điều hành Trung tâm thương mại HKTV nổi tiếng, đạt mức kỉ lục 1,35 tỉ đô la Hong Kong trong quý đầu tiên, gấp đôi số tiền trong cùng kì năm ngoái. Dịch vụ giao hàng thực phẩm Foodpanda đã cho thấy lưu lượng truy cập duyệt web tăng gấp ba lần tại dịch vụ giao hàng thực phẩm mới - Pandamart, mới ra mắt vào đầu tháng 2.

Gã khổng lồ về mĩ phẩm Bonjour Holding vào thứ 4 đã ra mắt một kênh thương mại điện tử mới, để cung cấp dịch vụ giảm giá thông qua ứng dụng di động WeChat, trong nỗ lực kinh doanh tại thị trường Trung Quốc đại lục. Để tăng thêm dấu ấn trực tuyến của mình, công ty có kế hoạch ra mắt một kênh mua sắm có phát sóng trực tiếp.

Nhìn về tương lai, nhà kinh tế Andy Kwan Cheuk-chiu, cho biết: các chuỗi lớn với nhiều vốn có khả năng giữ cho các cửa hàng hữu hình của họ mở, trong khi nhiều nhà bán lẻ vừa và nhỏ có thể đóng cửa trong thời kì suy thoái kinh tế và nắm lấy doanh số bán hàng trực tuyến.

Một số thương hiệu nhỏ có thể phát triển trong thị trường yếu kém, nhưng chủ yếu là trên các nền tảng thương mại điện tử. Ông nói. "Dựa vào các cửa hàng hữu hình để kinh doanh sẽ chịu rủi ro cao. Khi có đại dịch lây lan, họ không thể kinh doanh tại các cửa hàng này".

Kwan dự đoán một số công ty có thể chuyển trọng tâm sang các sản phẩm có nhu cầu ổn định, ngay cả trong thời gian bùng phát dịch bệnh, như các mặt hàng chăm sóc sức khỏe. Nhưng ông kêu gọi một sự thay đổi cấu trúc sâu hơn trong lĩnh vực bán lẻ, để điều chỉnh sự phụ thuộc quá mức vào khách du lịch đại lục. 

"Sẽ có một sự phục hồi, nhưng thời hoàng kim đã qua đi, vì đối với du khách đại lục, chúng tôi cảnh giác với họ và họ cũng cảnh giác với chúng tôi", ông nói.

Simon Lee Siu-po, đồng giám đốc chương trình kinh doanh quốc tế và doanh nghiệp Trung Quốc tại Đại học Trung Quốc, cho biết sự phục hồi mạnh mẽ khó có thể xảy ra trong thời gian tới.

Vết thương khó lành của những nhà bán lẻ HK từ cuộc khủng hoảng kép: bất ổn xã hội và đại dịch covid - Ảnh 4.

Du khách đại lục đi mua sắm tại Harbour City ở Tsim Sha Tsui vào tháng 10/2018, trước khi có biến động chính trị. (Ảnh: Edmond So).

Ông Lee cho biết: "Các nhà phát triển nên tiết kiệm một số không gian cho tiêu dùng địa phương, hoặc các thương hiệu địa phương. Họ biết điều đó, nhưng tôi nghĩ rằng việc điều chỉnh đang không được thực hiện nhanh và đủ lớn... điều này có thể giúp giảm bớt sự biến động của thị trường, do các quyết định kinh doanh của các thương hiệu quốc tế mang lại".

Các công ty tập trung vào khách hàng Hong Kong dường như ít bị khủng hoảng, bởi các cuộc biểu tình và cuộc khủng hoảng Covid-19. 

AbouThai, một thương hiệu địa phương đang lên, với 15 cửa hàng cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thực phẩm của Thái Lan, có mục tiêu mở rộng đội ngũ của mình từ khoảng 100 lên 150 người từ tháng 2 đến tháng 6.

Giám đốc điều hành Mike Lam King-nam, cho biết công việc kinh doanh của ông chỉ bị ảnh hưởng nhỏ trong thời gian bất ổn xã hội. Doanh thu tăng 30 - 40% trong tháng 2 so với vài tháng trước, sau khi công ty chuyển sang các sản phẩm có nhu cầu cao như khẩu trang và nước rửa tay khô, cũng như nhu yếu phẩm hàng ngày.

Vết thương khó lành của những nhà bán lẻ HK từ cuộc khủng hoảng kép: bất ổn xã hội và đại dịch covid - Ảnh 5.

Mike Lam, người đứng đầu công ty AbouThai, có kế hoạch tăng lực lượng lao động của mình từ 100 lên 150 người trong những tháng tới. (Ảnh: May Tse)

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.