Nông dân Mỹ phải đổ hàng ngàn lít sữa bò mỗi ngày vì dịch Covid-19

Mặc dù nhu cầu về thị trường sữa là khá lớn nhưng nông dân tại các trang trại bò ở Mỹ lại không thể đưa sản phẩm ra thị trường, bởi lệnh phong tỏa ở nhiều nơi vì dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Nông dân Mỹ phải đổ sữa giữa lúc nhu cầu tăng vọt

Jason Leedle, một chủ trang trại sản xuất sữa ở Mỹ, đã cảm thấy sửng sốt khi nhận một cuộc gọi vào tối thứ 3. "Chúng tôi cần anh đổ số sữa của mình". Anh cho biết khi nghe điện thoại từ Công ty sữa Farmers of America (DFA), hợp tác xã sữa lớn nhất nước Mỹ.

Nhu cầu bơ sữa tăng cao giữa dịch Covid-19 lan rộng ở Mỹ, nhưng chuỗi cung ứng bị gián đoạn khiến nông dân nuôi bò không thể bán sữa ra thị trường. Các đơn hàng bán cho những nhà xuất khẩu lớn cũng không còn, doanh số đối với các thị trường xuất khẩu sữa lớn gần như bằng không, khi ngành dịch vụ thực phẩm phần lớn đều đóng cửa trên toàn cầu.

Phải bán phá giá sản phẩm sữa, nông dân Mỹ vẫn khốn đốn trong khi nhu cầu thị trường tăng cao - Ảnh 1.

Xưởng sản xuất sữa của gia đình Eble tại West Bend, Wisconsin, Mỹ, vào ngày 1/4. (Ảnh: Reuters)

Việc đóng cửa hàng loạt các nhà hàng và trường học đã khiến cho các chủ trang trại phải chuyển đổi đột ngột từ các thị trường dịch vụ thực phẩm bán buôn sang các cửa hàng thực phẩm bán lẻ, tạo ra cơn ác mộng về hậu cần và đóng gói cho các nhà máy chế biến sữa, bơ và phô mai. 

Leedle có thể bán sữa của mình trừ phi anh đưa được nó ra thị trường. Anh đã đổ 4.700 gallon sữa (gần 18.000 lít) từ 480 con bò của mình mỗi ngày kể từ thứ 3. Trả lời Reuters, DFA với 7.500 thành viên đã yêu cầu một số nông dân khác trong hợp tác xã làm điều tương tự, nhưng không cho biết có bao nhiêu người.

Hợp tác xã sữa làm cả công việc tiếp thị cho tất cả các thành viên của họ, và xử lí công việc hậu cần vận chuyển. Leedle nói rằng anh sẽ được trả một khoản tiền mà anh ta và những người nông dân khác phải đổ sữa, nhưng các khoản thanh toán này sẽ bị ảnh hưởng từ các khoản thu bị mất.

Land O'Lakes Inc., một hợp tác xã khác, cũng đã báo trước cho các thành viên của mình về việc đổ sữa. 

Cùng đồng cảnh ngộ, hợp tác xã Foremost Farms USA có trụ sở tại Wisconsin, thậm chí còn nghiệt ngã hơn, các nông dân sẽ phải xem xét khả năng phải  phân loại bò của họ để lấy thịt, việc lựa chọn và chế biến sản phẩm sữa có thể phải thỏa hiệp. 

Các hợp tác xã cho biết chuyện đổ bỏ sữa sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra. Các công ty vận tải chuyên chở các sản phẩm sữa đang tranh giành nhau để có đủ tài xế, vì một số người sợ bị lây nhiễm nên đã ngừng làm việc. 

Theo những người nông dân, các nhà kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và nhà phân phối thực phẩm, những bất hạnh trong ngành công nghiệp sữa báo hiệu những vấn đề lớn hơn trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu. Việc kinh doanh sữa bị ảnh hưởng nặng nề và sớm hơn bất kì các mặt hàng nông sản khác, vì các sản phẩm này rất dễ hỏng, do chúng không thể đem đi đông lạnh, như thịt, hoặc đưa vào các thùng chứa như ngũ cốc.

Việc đổ sữa đến ngay lúc nhu cầu của người tiêu dùng đối với sữa đã tăng vọt. Việc hoảng loạn mua hàng đã khiến cho các cửa hàng tạp hóa gần như trống trơn trong những tuần gần đây, trong bối cảnh việc kinh doanh đang bị ngừng trệ và việc cách li đang diễn ra trên toàn nước Mỹ.  

Các sản phẩm sữa trong các cửa hàng thực phẩm có nhu cầu cao khi người tiêu dùng ở tại nhà trong mùa dịch, mặc dù việc mua hàng trong hoảng loạn có thể đang chậm lại. Đầu tuần này, siêu thị địa phương đã nói với vợ của Leedle, rằng cô chỉ có thể mua tổng cộng hai sản phẩm sữa trong mỗi lần đi mua sắm, vì các nhà bán lẻ trên toàn quốc đang phải phân phối sản phẩm với nhu cầu tiêu dùng cao.

Theo dữ liệu của Nielsen, số liệu mua bán lẻ sữa tăng gần 53% trong tuần kết thúc vào ngày 21/3, trong khi doanh số bơ tăng hơn 127% và phô mai tăng hơn 84%, so với cùng kì năm ngoái. Các chủ cửa hàng tạp hóa đã tính phí người tiêu dùng nhiều hơn. Giá bán lẻ trung bình của sữa bò đã tăng 11,2% trong tuần kết thúc vào ngày 21/3, so với một năm trước đó, theo dữ liệu của Nielsen.

Cơn ác mộng về vận chuyển, đóng gói

Tìm đủ tài xế xe tải cũng là một thách thức của các nhà sản xuất. Các nhóm nông nghiệp đã vận động hành lang để tăng giới hạn trọng lượng xe tải trên đường cao tốc, cho phép có nhiều thực phẩm được giao hơn.

Dean Foods Co., một công ty bắt đầu một số vụ mùa trồng trọt từ sớm, đang rao số tiền thưởng gia nhập công ty lên tới 1.000 đô la cho các tài xế có kinh nghiệm vận chuyển sữa, khi công ty này đang gặp khó khăn trong việc giao sữa tới 74 địa điểm mở.

Một vấn đề lớn khác giữa lúc nông dân phải đổ bỏ sữa nhưng nhu cầu thị trường tăng mạnh, là sự thay đổi đột ngột về nhu cầu từ các nhà hàng và cửa hàng thực phẩm, tạo ra những thách thức về hậu cần một cách nghiêm trọng. Nhà hàng đang trong tình trạng đóng cửa hàng loạt khiến các nhà cung cấp gặp khó khăn trong việc cung cấp sản phẩm sữa từ bán buôn cho các nhà hàng sang bán lẻ cho các cửa hàng.

Phải bán phá giá sản phẩm sữa, nông dân Mỹ vẫn khốn đốn trong khi nhu cầu thị trường tăng cao - Ảnh 2.

Việc lắp đặt các thiết bị mới để chuyển đổi sang cung ứng cho các cửa hàng bán lẻ sẽ tiêu tốn một số tiền lớn đối với các hãng sản xuất. (Ảnh: Reuters).

Các nhà phân tích cho biết, sẽ phải mất hàng triệu đô la trong việc lắp đặt thiết bị mới, để chuyển đổi một nhà máy từ sản xuất loại phô mai thùng phục vụ cho các nhà hàng thức ăn nhanh sang sản xuất  loại nhỏ cho cửa hàng thực phẩm. Việc chuyển đổi từ đóng gói 4,5 kg phô mai bào sợi cheddar bán sỉ sang các túi 28 gram cho các cửa hàng bán lẻ, cũng đòi hỏi phải có robot đóng gói mới và máy móc dán nhãn.

Andrew Tobisch, phát ngôn viên của Schreiber Food Inc, một trong những nhà sản xuất và phân phối thực phẩm sữa hàng đầu của Mỹ, cho biết: Họ đang cắt giảm giờ làm việc cho các công nhân tại các nhà máy chế biến sữa thường cung cấp cho ngành công nghiệp nhà hàng, và bổ sung nhân viên cho các nhà máy có thị trường bán lẻ ở Mỹ.

Một số nhà bán lẻ thực phẩm của hãng Sartori đã nói rằng họ đang đóng cửa quầy phô mai cho người sành ăn trên các kệ hàng, để ủng hộ các loại nhỏ đóng gói sẵn. Các cửa hàng muốn triển khai lại các đội quầy phô mai để lên kệ và xử lí các công việc khác. Điều đó có nghĩa là sẽ cần nhiều màng bọc hơn với kích cỡ khác nhau, nhưng màng bọc hiện cũng đang bị thiếu hụt với nhu cầu tăng cao.

Không chỉ sữa, các nhà sản xuất thịt và nông dân trồng rau quả cũng đang vật lộn với việc chuyển từ bán buôn sang bán lẻ, khiến cho các sản phẩm có số lượng lớn giờ bị thiếu hụt trên các kệ hàng thực phẩm.

Paul Sproule, một nông dân trồng khoai tây ở Bắc Dakota, cho biết các nhà chế biến sản xuất khoai tây chiên và các sản phẩm dành cho nhà hàng khác đã ngừng mua. Hầu hết mọi người không thể xoay chuyển sang việc bán lẻ, vì không có bao bì sản phẩm để thu hút khách hàng hoặc mối quan hệ với các cửa hàng cho không gian kệ.

Ở các cộng đồng nông thôn, các nhà bán lẻ thực phẩm nhỏ hơn như tiệm bánh, đang bắt đầu dự trữ các sản phẩm bị thiếu hụt trong các cửa hàng thực phẩm. Tại thị trấn nông trại Rossville - Indiana, thợ làm bánh địa phương Sandra Hufford, đã chọn các sản phẩm nông sản từ một nhà phân phối thực phẩm, bao gồm bơ, thùng phô mai và gallon sữa.

Bà Hufford, chủ tiệm bánh Flour Mill Bakery, cho biết đã cất trữ sản phẩm vào quầy lạnh và đăng các mặt hàng có sẵn để nhận và giao hàng trên trang Facebook của cửa hàng và nhận tiền mặt.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.