3 đám cưới của các cặp sao Việt gây chú ý giới LGBT trong năm 2017 |
Sinh năm 1986, khó ai có thể tin được cô chủ của quán trà sữa nổi tiếng trong cộng đồng LGBT này lại có khuôn mặt trẻ như vậy. Ấn tượng về nhan sắc xinh xắn, người ta còn ấn tượng với chị bởi sự hiền lành và giọng nói nhỏ nhẹ. Khi tôi ngỏ lời muốn phỏng vấn, chị Hương chỉ cười nhẹ nhàng và nói: “Việc tuyển nhân viên LGBT chỉ là cái duyên của quán mình, chứ đâu có gì là to tát.”
Chị Nguyễn Thu Hương. |
Từ câu chuyện của chính bản thân mình
“Cái duyên” của quán trà sữa khi toàn bộ nhân viên đến làm đều là người LGBT xuất phát từ câu chuyện của chính chị Hương.
Ngay từ thời điểm bước chân đi làm, chị đã từng chứng kiến không ít câu chuyện người LGBT bị kì thị trong môi trường công sở. Họ là người bạn của chị và đôi lúc chỉ là người dưng nhưng việc người LGBT đang rơi vào cuộc sống mưu sinh khó khăn hơn đã thành nỗi ám ảnh trong suy nghĩ của chị.
Chị chia sẻ: “Cùng một bằng cấp nhưng khi xin việc, các bạn là LGBT lại khó khăn hơn khi tham gia tuyển dụng. Lúc làm việc, những bạn mà thể hiện giới ra bên ngoài lại bị mọi người ở nơi làm việc tỏ sự khó chịu và gây khó dễ. Nhiều lúc chứng kiến thấy bức xúc, mình chỉ nghĩ đơn thuần, họ cũng như mình, phải vất vả kiếm tiền để sống nhưng tại sao họ luôn gặp khó khăn.
Chị Hương luôn cảm thấy trăn trở với những người LGBT từng bị kì thị trong công việc. |
Suy từ bản thân ra, mình nhận thấy ai cũng phải vất vả kiếm tiền để sống. Nhưng rồi vì định kiến xã hội nên người LGBT mới chật vật trong cuộc sống mưu sinh.”
Nghĩ về những con người vẫn đang là thiểu số của xã hội, là sự “dị biệt” trong suy nghĩ của không ít người, chị Hương đã đôi lần tự ước: “Sau này mình sẽ có một cửa hàng riêng và nơi ấy chắc chắn không tồn tại sự phân biệt, kì thị giới tính”. Nhưng khi đối diện với thực tế, chị nhận ra đó là ước mơ xa vời.
Quán trà sữa dành cho nhân viên LGBT
Sau nhiều năm đi làm tích cóp, chị Hương đã ấp ủ mở một quán trà sữa ngay tại nơi mình sinh ra và lớn lên. Đến năm 2015, chị chính thức ra mắt cửa hàng trà sữa của chính mình. Và cũng từ thời điểm bắt tay vào con đường kinh doanh, 3 nhân viên đồng hành với chị đều là người LGBT. Họ đã đi theo chị Hương đến thời điểm hiện tại.
Trong suốt khoảng thời gian hoạt động, biết bao lứa nhân viên đến và đi. Và tất cả họ đều có điểm chung: là người LGBT và đang cơ nhỡ không tìm được việc.
Với chị, tất cả chỉ xuất phát từ một chữ “duyên”. “Quan điểm của một người kinh doanh thì việc tuyển nhân viên có năng lực, trách nhiệm là điều quan trọng nhất. Mình cũng không hiểu vì sao, từ lúc mở quán đến bây giờ, các bạn xin vào làm và gắn bó với mình đều là người song tính, đồng tính hay chuyển giới”.
Có lẽ vì cơ duyên gắn bó ấy mà nhiều lần chính chị Hương khi tuyển nhân viên đã phải tự in đậm dòng chữ “ưu tiên là người LGBT”.
Chị tâm sự: “Những bạn LGBT khi đến đây làm đều có một hoàn cảnh riêng. Có bạn chưa được gia đình chấp thuận phải rời nhà đi lập nghiệp. Có bạn vẫn phải đang giấu bố mẹ chuyện mình là đồng tính và muốn tìm đến quán để chia sẻ, tâm sự.
Điều mình nhận thấy đầu tiên, có lẽ hơi định kiến chính là các bạn LGBT rất nhạy cảm, một số bạn có tính cách khó bảo. Nhưng nếu mình hiểu và chia sẻ thì chính những bạn LGBT lại có tài năng đặc biệt. Các bạn đều trách nhiệm, nhiệt tình và một số bạn rất khéo léo, chỉn chu khiến mình còn cảm thấy phục.”
Chị Hương luôn coi những nhân viên là gia đình của mình. |
Điểm đặc biệt mà bất kỳ ai tới quán trà sữa này đều có thể nhận ra, đó là nhân viên và chủ đều như người trong một gia đình thân thiết. Họ cùng ăn cơm với nhau, kể chuyện về các hoạt động LGBT, tâm sự về cuộc sống gia đình. Cụm từ “chị - em” và những lời tếu táo nhau mỗi ngày vang lên chẳng bao giờ ngớt.
Khi được hỏi có bao giờ khách hàng đến và tỏ thái độ kì thị nhân viên phục vụ, chị Hương chia sẻ: “Trước thời điểm các bạn LGBT chính thức vào làm, mình có trao đổi rằng: ‘Không phải chị là người trả lương cho các em mà khách hàng là người giúp các em có tiền.’ Vì vậy, các bạn khi làm việc đều có trách nhiệm và nhiệt tình.
Chưa bao giờ có trường hợp nào khách hàng phiền hà vì nhân viên là chuyển giới hay đồng tính. Một số trường hợp khách phản ứng vì thái độ phục vụ. Nhưng mình đâu chỉ là người chủ mà còn là người chị của các em. Nên thay vì phạt thì chính mình cần giải thích theo hướng khác cho khách hiểu cũng như vừa dạy, vừa dỗ các bạn nhân viên.”
Chị kể: “Trước đây có một nhân viên là đồng tính nữ, tính cách khá ương ngạnh. Mặc cho khách hàng phàn nàn nhiều nhưng chưa bao giờ mình có ý định cho nghỉ vì mình biết gia đình em còn khó khăn. Dạy em đó 1 thì cần phải dỗ đến 10. Thực sự là muốn dạy dỗ được thì người làm chủ như mình rất cần sự kiên nhẫn. Thời gian đầu, mình có chia sẻ như thế nào, em đều không thay đổi. Và rồi cuối cùng, chính em phải thay đổi bản thân để phù hợp với công việc. Nhiều khi em ấy còn nói: ‘Nếu không làm được với chị thì em cũng chẳng xin được việc ở đâu’.”
Làm việc ở quán đâu chỉ là kiếm tiền mà còn vì nơi ấy như gia đình
Một bạn là chuyển giới nam nhắn tin hỏi chị Hương rằng: “Em muốn xin vào làm tạm ở quán chị mấy ngày Tết để ít tiền, chị giúp em được không.” Chị Hương nhắn lại đồng ý mà không chút băn khoăn.
Một người bạn là đồng tính cần hỗ trợ xin việc vì bị gia đình không chấp nhận chuyện công khai. Chị lại quyết định nhận. Dù số lượng nhân viên vượt quá quy định bạn đầu nhưng với chị, “các bạn ấy đang rất cần việc và cần tiền để sống. Dù có thể họ làm ít tháng, ngắn hạn nhưng nếu giúp được thì mình cứ cố gắng làm.”
Mới đây nhất, một nhân viên của quán trà sữa phải cấp cứu vào bệnh viện. Chính chị cũng là người chủ động gác lại mọi việc đưa nhân viên đến bệnh viện. Toàn bộ chi phí chị Hương đều đứng ra chi trả.
Chỉ là những câu chuyện rất nhỏ mỗi ngày cũng đủ khiến những nhân viên tại quán nhận ra sự quan tâm, chăm sóc và lo lắng chị Hương. Đó cũng là lý do khiến những nhân viên LGBT đã đến đây và gắn gó không rời. Một nhân viên tâm sự rằng: “Mình đến quán để làm đâu chỉ là để kiếm tiền mà nơi ấy như gia đình”.
“Nếu nói về hoàn cảnh thì thật sự các bạn LGBT đều rất vất vả. Đâu phải ai cũng được sống thật là chính mình và được gia đình chấp nhận. Để tự lập và mưu sinh thì các bạn đều cần phải nỗ lực nhiều. Là con người với nhau, tại sao mình lại không thể giúp các em ấy khi gặp khó khăn.” – Chị Hương nói.
Kết thúc cuộc trò chuyện với người phụ nữ này tôi mới hiểu lý do vì sao, quán trà sữa này ngoài sự đặc biệt là chỉ tuyển nhân viên là LGBT mà còn mang biệt danh đầy ưu ái và hài hước “động của người LGBT”. Với chị Hương, quán trà sữa là ngôi nhà thứ 2 của chính chị mà nơi ấy có những người em đang rất cần sự cưu mang, yêu thương của chị.
“Quán trà sữa của chị Hương là nơi hỗ trợ rất nhiều cho các bạn LGBT. Chị Hương không ngần ngại tuyển các bạn trong cộng đồng đang gặp khó khăn vào làm dù chưa cần biết năng lực ra sao. Mỗi khi có thành viên LGBT đến Thanh Hóa lập nghiệp nhưng chưa xin được việc, tôi đều kết nối và giới thiệu các bạn tới quán làm thời vụ hoặc lâu dài.” - Anh Nguyễn Xuân Thịnh (Trưởng nhóm LGBT Thanh Hóa). “Tôi là một đồng tính nữ. Tôi đã làm tại đây kể từ thời điểm quán mở cửa. 3 năm qua, tôi không thể nhớ được có bao nhiêu bạn LGBT đến xin làm và đi. Có bạn chỉ làm một thời gian ngắn, có bạn làm lâu dài nhưng ai ra đi đều nhớ về ngôi nhà thân thiện này. Chị chủ quán luôn coi chúng tôi như người em của mình.” - Nguyễn Hương (một nhân viên đã gắn bó với quán trà sữa 3 năm). |
Người đồng tính: Sự kỳ thị đáng sợ nhất là ngay trong chính gia đình
Dù xã hội có cái nhìn bớt khắt khe hơn nhưng không ít người đồng tính vẫn đau khổ, cô độc. Với họ, Sự kỳ ... |
Sự tồn tại kì diệu của những bức ảnh tình yêu đồng tính vào thế kỷ 19
Bất chấp sự khắc nghiệp của định kiến xã hội, những bức ảnh về đề tài tình yêu đồng tính vẫn thách thức tồn tại ... |