Sáng 29/9, Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway (Hà Nội) đã tổ chức hội thảo 'Bảo vệ con khỏi xâm hại, bố mẹ cần làm gì?'. Nhiều ý kiến đã được đưa ra nhằm bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại, bắt cóc và những dấu hiệu mà bố mẹ cần đặc biệt chú ý tới trẻ để phòng tránh các nguy cơ này.
Ông Nguyễn Huy Tùng - Trung tâm Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Ảnh: NTCC. |
Ông Nguyễn Huy Tùng - Diễn giả đến từ Trung tâm Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam chia sẻ thông tin, cứ 8 tiếng trôi qua lại có một trẻ em bị xâm hại tình dục. Độ tuổi trung bình trẻ bị xâm hại và quấy rối ở Việt Nam là 9 tuổi. Điều đáng quan ngại là nhóm đối tượng gây ra hành vi nếu trước đây chỉ tập chung ở tuổi thanh niên thì giờ đây có cả trung niên, người cao tuổi.
Lấy một số vụ án gây chấn động thời gian qua như một cụ ông 79 tuổi lĩnh án 8 năm tù khi dâm ô trẻ 3 tuổi vào năm 2017 ở Hà Nội. Năm 2018, đối tượng Nguyễn Khắc Thủy ở Bà Rịa - Vũng Tàu lĩnh án 3 năm tù vì dâm ô trẻ em.
Trước đó vào năm 2016, xảy ra vụ án hai bé gái (9 tuổi và 10 tuổi) mất tích tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Nửa năm sau nguyên nhân được phát hiện là hai bé bị người hàng xóm vẫn thường xuyên qua lại với gia đình rủ về nhà, cưỡng hiếp sau đó đã sát hại và giấu thi thể nạn nhân trong vườn nhà...
"Để đi tìm lời giải đáp trẻ tại sao hay bị mắc lừa, dụ dỗ đến như vậy, chúng tôi đã triển khai một bài kiểm tra trên toàn thành phố. Có khoảng 30.000 học sinh trong 8 quận khác nhau để biết xâm hại tình dục đến từ đâu và ai là đối tượng.
Kết quả có 87% trẻ ngay từ ban đầu không nhận dạng được đúng đối tượng của mình nên mất cảnh giác. Nhưng nhóm đối tượng thực sự gây nguy hiểm lại là từ người quen. Đến 93% thủ phạm là có người quen biết, 47 % là người thân với nạn nhân.
Ở Vĩnh Long còn có trường hợp bố xâm hại con ruột, Hà Nội thì có vụ ông xâm hại cháu ruột. Tôi cũng được đọc qua một đoạn trong cuốn nhật ký của một bé gái lớp 5 tại Hà Nội có ghi: Con ở với bố, bố hay sờ soạng vào người con. Con không thích bố có hành vi này với con. Con đang ngủ bố cũng sờ vào người con. Bố là một con dê già", ông Tùng dẫn giải.
Cũng theo ông Nguyễn Huy Tùng, đến bây giờ nhiều phụ huynh cho rằng xâm hại thường chỉ xảy ra ở bé gái, nhưng tỷ lệ ở bé trai cũng rất cao. Cứ 4 bé gái bị xâm hại thì có 1 nạn nhân là bé trai. Nếu bé gái là nạn nhân có thể phát hiện ngay nhưng bé trai rất khó, nếu phát hiện ra thường diễn ra trong thời gian dài, gây ra lệch lạc giới tính sau này, không muốn tiếp xúc với người khác giới, tự co mình lại.
Liên quan đến vụ án hai bé gái ở Phú Xuyên bị sát hại, nếu như đối tượng không phải là người thân thì khó có thể dụ dỗ được. Nếu các con được trang bị kỹ tốt kỹ năng dặn con chỉ trả lời đơn giản: Con chưa xin phép bố mẹ con nên chưa sang nhà chú được, con đi đâu đi đúng nơi chứ không rẽ ngang rẽ tắt...
Bố mẹ nên dạy trẻ từ lúc lên 3, 4 tuổi nên nhớ những bài học về kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục từ quy tắc đồ lót, quy tắc lòng bàn tay và dần dần trẻ sẽ có bản năng tự bảo vệ cho mình. Cần dạy con về quyền riêng tư, cơ thể là của một mình con. Không ai được phép động chạm vào, kể cả bố mẹ nếu con thấy khó chịu hay đau đớn.
Nhiều phụ huynh còn chưa nhận thức một cách rõ ràng về những nguyên tắc giúp còn mình tránh nguy cơ bị xâm hại. Ảnh: Nhật Cường. |
Ông Nguyễn Huy Tùng chia sẻ, các đối tượng thường có hành vi xờ mó vào bộ phận nhạy cảm của trẻ. Các bậc cha mẹ đầu tiên cần dạy con nói không, sau đó kêu cứu và chạy ra khỏi chỗ nhiều người lớn và gần con nhất để được bảo vệ.
Đối tượng sờ mó vào vùng nhạy cảm của trẻ và bắt trẻ nhìn vào vùng nhạy cảm của họ. Thậm chí trẻ không biết đây là hành vi sai trái và trẻ thích thú. Hơn 50% các hành vi dụ dỗ xảy ra là ở các trò chơi, nhất là các bé gái dưới 10 tuổi thích chơi trò bác sĩ sẽ dẫn đến việc tiếp xúc, động chạm cơ thể đến từ hai phía mà không biết đó là sai trái. Ngoài ra, đối tượng có thể xâm hại bằng lời nói trực tiếp hay gián tiếp với nội dung dung tục.
Xuất phát từ câu chuyện mà ông Tùng được nghe trực tiếp từ một cô bé tiểu học kể về người người hàng xóm tên B., 40 tuổi và thường gặp bé gái ở thang máy từ tầng 1 lên tầng 15 của khu chung cư. Sau khi hỏi chuyện học hành, người đàn ông này đã dẫn dụ hỏi bé gái có chơi thể thao không sao cao lớn như vậy? Thậm chí người này còn đề nghị được xem ngực của bé gái này...
Bên cạnh đó, ông Tùng cũng đưa ra một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ rơi vào trường hợp tình huống xấu, bị xâm hại. Nhiều trẻ bị đe dọa, không nói và thường nghĩ rằng đó là lỗi do mình.
"Đối với bé gái cha mẹ cần kiểm tra quần lót, bộ phận sinh dục xem có gì bất thường hay không. Trẻ có thể thay đổi tâm lý nhanh như trầm cảm, nổi loạn, hay cáu gắt, thường xuyên bỏ học không có lý do, khi hỏi không nói. Thái độ của con khi tiếp xúc với người thân thiết có thái độ sợ sệt.
Lúc này cha mẹ cần nhẹ nhàng hỏi nguyên nhân con vì sao, không nên ép trẻ. Nếu phát hiện ra, cha mẹ nên gọi điện đến các cơ quan chức năng. Khi cha mẹ không có kinh nghiệm sẽ làm xóa dấu vết trên người con, rất nhiều vụ việc biết rõ đối tượng nhưng không còn dấu vết để truy tố đối tượng. Nhất là khi ở Việt Nam luật pháp chưa công nhận lời nói của trẻ ở trước tòa", ông Nguyễn Huy Tùng nhấn mạnh.
Bộ GD&ĐT giải thích về chỉ thị 'không viết vào sách giáo khoa'
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT nói một trong những mục đích của chỉ thị 3798 là ... |
Yêu cầu không viết, vẽ vào sách giáo khoa: Giáo viên tiểu học nói gì?
Nhiều giáo viên cho rằng, để học sinh không viết, vẽ vào sách giáo khoa, đặc biệt là học sinh tiểu học là điều rất ... |
Bộ GD&ĐT có thay sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình mới từ năm học 2019 - 2010?
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT vừa có ý kiến xung quanh việc có triển khai chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới đối với lớp 1 ... |
Bộ GD&ĐT: Triển khai dạy và học sách Công nghệ giáo dục là hoàn toàn tự nguyện
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định, việc triển khai dạy và học tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục là hoàn toàn ... |