Chuyện nhảm 'làng' văn hóa

Thời gian qua liên tiếp xảy ra những chuyện như đùa trong công tác quản lý và sinh hoạt văn hóa. Đình đám nhất là việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) công bố danh sách hơn 300 ca khúc sáng tác trước năm 1975 được phép lưu hành rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng.
chuyen nham lang van hoa Dương Triệu Vũ nói về văn hóa đi trễ của sao Việt: 'Thời gian chính là tiền'
chuyen nham lang van hoa 'Chiếu phim cho người mù': Văn hoá kiểu mới hay PR 'trá hình'?

Dư luận phản ứng gay gắt, Cục NTBD chống chế rằng không phải cấp phép mà là cập nhật, bổ sung. Đến khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ VH-TT&DL chấn chỉnh năng lực quản lý của Cục NTBD thì Cục mới rút lại văn bản cùng lời xin lỗi và nhận trách nhiệm của ông cục trưởng. Thế nhưng dư luận vẫn khó chấp nhận lời xin lỗi ấy mà muốn ông từ chức hoặc phải nhận một kỷ luật tương xứng với sự quản lý tắc trách và thiếu chuyên nghiệp, kém kiến thức chuyên môn.

Cũng trong danh sách này, các ca khúc của cố nhạc sĩ Phạm Duy đã bị viết sai cả tựa bài hát lẫn tác giả thơ phổ nhạc. Chỉ có bài Đưa em tìm động hoa vàng (bị ghi nhầm là Đưa em tìm mộng hoa vàng) là phổ thơ Phạm Thiên Thư, còn các bài Ngày đó chúng mìnhNghìn trùng xa cách đều là lời của Phạm Duy nhưng Cục NTBD ghi đại là phổ thơ Phạm Thiên Thư. Cũng vậy, chỉ có bài Thuyền viễn xứ là Phạm Duy phổ thơ Huyền Chi, còn các ca khúc Bà mẹ Gio Linh, Bà mẹ quêNương chiều là lời của Phạm Duy nhưng đều bị Cục NTBD ghi ẩu là phổ thơ Huyền Chi. Đây rõ ràng là cách làm việc cẩu thả, tắc trách.

Nhân chuyện “cấp phép quốc ca”, còn nhớ hồi tháng 8-2015, Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) do nhạc sĩ Phó Đức Phương làm giám đốc cũng đã đòi thu tiền bản quyền bài Tiến quân ca. Và ngay lập tức Bộ VH-TT&DL có văn bản đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền. Đến ngày 15-7-2016, bà Phạm Thúy Băng (vợ cố nhạc sĩ Văn Cao - tác giả bài hát) đã ký giấy hiến tặng ca khúc này, Văn phòng Quốc hội và Bộ Văn hóa đã làm lễ tiếp nhận Tiến quân ca.

Thêm một chuyện như đùa trong sinh hoạt văn hóa là game show truyền hình “Sinh ra để nổi tiếng” thời gian qua cũng đã gây bức xúc trong khán giả. Trong game show này, nhiều nghệ sĩ tên tuổi đi thi ca hát, còn các “huấn luyện viên” lại là những em nhỏ, dẫu là trẻ con tài năng đi nữa cũng quá khó coi! Đó là chưa nói đến việc tréo cẳng ngỗng khi diễn viên hài Việt Hương lại chấm ca sĩ nổi tiếng kỳ cựu Siu Black thi hát. Dẫu gần đây chị có xuống phong độ do vướng nợ nần, bệnh tật thì “chim họa mi của đại ngàn” vẫn là một giọng hát chưa có người thay thế.

Tôi cũng cảm thấy tiếc khi nhạc sĩ Đức Huy cũng có mặt trong ban giám khảo game show này (và nhiều game show nhảm khác). Anh là một nhạc sĩ tài hoa, nổi tiếng từ trước năm 1975. Sau thời gian dài định cư ở Mỹ cũng khá thành công trong lĩnh vực âm nhạc, anh về Việt Nam sinh sống, tiếp tục làm nghề. Điều rất đáng trân trọng. Rất tiếc, vài năm gần đây Đức Huy “sa đà” vào mê hồn trận game show Việt, không ít trong số đó từ nhảm ít tới nhảm nhiều. Và show nào cũng như show nấy, Đức Huy vẫn chỉ có những câu khen chung chung, có khi nghe anh khen mà tôi ngượng chín cả người!

chuyen nham lang van hoa Cấp phép ca khúc nước ngoài lời Việt, cục NTBD có nhầm lẫn?

"Những ca khúc nhạc ngoại đặt lời Việt không được cấp phép; chỉ cấp phép những ca khúc dịch sang lời Việt khi người đăng ...

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.