Có hay không quy định về việc hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho vợ chồng LGBT

Hiện nay chưa có quy định nào đặc thù hoặc đề cập trực tiếp đến đối tượng là cặp vợ chồng người chuyển giới hoặc đồng tính nữ về việc hỗ trợ thụ tinh nhân tạo.
co hay khong quy dinh ve viec ho tro thu tinh nhan tao cho vo chong lgbt 9X chuyển giới Cần Thơ làm cầu nối việc làm cho LGBT
co hay khong quy dinh ve viec ho tro thu tinh nhan tao cho vo chong lgbt 'LGBT ngẫm': Trách cha, trách mẹ hay trách chính bản thân ta trước

Hiện nay, có quy định nào về việc hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho cặp vợ chồng là người chuyển giới hoặc đồng tính nữ?

co hay khong quy dinh ve viec ho tro thu tinh nhan tao cho vo chong lgbt
Ảnh minh họa. (Ảnh: NVCC)

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, biện pháp thụ tinh nhân tạo chỉ được áp dụng cho hai đối tượng:

- Một là, vợ chồng vô sinh, tức là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2 - 3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai; (Khoản 2 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP).

- Hai là, phụ nữ độc thân, tức là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật; (Khoản 6 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP).

Ngoài ra, chưa có quy định nào đặc thù hoặc đề cập trực tiếp đến đối tượng là cặp vợ chồng người chuyển giới hoặc đồng tính nữ.

Tuy nhiên, theo xu hướng pháp luật hiện nay, đang từng bước thừa nhận quyền chuyển giới và cho phép người chuyển giới được thay đổi thông tin hộ tịch. Đầu tiên là những quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Tin rằng, trong tương lai, khi các quy định liên quan đến chuyển giới được hoàn thiện, hướng dẫn cụ thể thì khi đó một cặp vợ chồng là người chuyển giới sẽ được thừa nhận là vợ chồng hợp pháp và họ sẽ thuộc đối tượng được áp dụng biện pháp này nếu rơi vào tình trạng vô sinh.

Có một thực trạng đang diễn ra, đó là các cặp vợ chồng là người chuyển giới hoặc đồng tính nữ đến các bệnh viện xin thụ tinh nhân tạo. Một phương pháp phổ biến nhất hiện nay để ràng buộc 2 người trong 1 mối quan hệ là lấy trứng của người này thụ tinh nhân tạo với tinh trùng hiến tặng và cấy vào người còn lại.

Vậy, phương pháp này có được pháp luật quy định không? Và làm thế nào để đứa con trở thành con hợp pháp của cả hai người?

Trả lời:

Đối tượng được áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 10/2015 bao gồm:

- Cặp vợ chồng vô sinh: Hiện nay, pháp luật chưa công nhận kết hôn đồng tính, do đó hai người đồng giới hoặc chuyển giới kết hôn với nhau không được xem là vợ chồng hợp pháp. Vì vậy, cặp vợ chồng chuyển giới hoặc đồng tính không thuộc đối tượng này.

- Phụ nữ độc thân: Một trong hai người của cặp vợ chồng đồng tính hoặc chuyển giới có thể áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo với tư cách là phụ nữ độc thân. Con sinh ra bằng biện pháp này, theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân gia đình là mẹ. Tuy nhiên, người còn lại không được mặc nhiên thừa nhận là cha của đứa bé. Muốn tạo lập một quan hệ hợp pháp giữa con sinh ra với người còn lại (người không sinh con), người này phải làm thủ tục nhận nuôi con nuôi nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Luật sư Nguyễn Trung Trực

(Văn phòng luật sư Phan Law Việt Nam)

Độc giả có vướng mắc về những quy định pháp luật liên quan tới người đồng tính, song tính và chuyển giới xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua email: linhnm@vietnammoi.vn. Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật về tại: vietnammoi.vn.
co hay khong quy dinh ve viec ho tro thu tinh nhan tao cho vo chong lgbt Người LGBT không được phép thực hiện biện pháp mang thai hộ

Theo luật sư Nguyễn Trung Trực, người LGBT không thể thực hiện biện pháp mang thai hộ để có con hợp pháp.

Tag:
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.