Nếu biết cách giáo dục từ sớm thì trẻ sẽ có những tài năng vượt trội. Giáo dục sớm và đúng phương pháp sẽ đem lại cho con bạn một tương lai tốt hơn, thông minh hơn, phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Và ngược lại nếu làm sai cách, con bạn sẽ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
3 sai lầm khiến con kém thông minh
- Tác động tâm lý
Với những gia đình có thu nhập thấp, kinh tế khó khăn hay gia đình có thành phần phức tạp rất dễ tác động tiêu cực đến con trẻ nếu không có phương pháp giáo dục tốt. Khi người lớn chịu quá nhiều áp lực của cuộc sống, tâm lý không thoải mái thì con trẻ cũng phải chịu những áp lực kèm theo.
Một đứa trẻ bị cha mẹ quở trách nhiều sẽ không thể có sự tự tin, và suy nghĩ tích cực về cuộc sống. Thêm vào đó, trẻ chỉ bị quở trách, trừng phạt mà không được biểu dương, khen ngợi thì sẽ không có ý chí cố gắng, tiến thủ.
Một đứa trẻ bị cha mẹ quở trách nhiều sẽ không thể có sự tự tin, và suy nghĩ tích cực về cuộc sống. |
- Yêu cầu quá cao
Tình trạng yêu cầu con quá cao rất phổ biến ở các gia đình Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và nổi bật nhất là Nhật Bản. Nhiều cha mẹ không quan tâm đến việc phát triển theo đúng quy luật tự nhiên của trẻ, yêu cầu trẻ quá cao so với lứa tuổi gây nên sự phát triển không đồng bộ về tâm sinh lý, khiến quá trình trưởng thành của trẻ gặp nhiều khó khăn.
Yêu cầu trẻ quá cao làm trẻ phát triển không đồng bộ về tâm sinh lý. |
- Chú trọng điểm số
Trong xã hội hiện nay, phần lớn các cha mẹ chỉ quan tâm cho con học càng nhiều càng tốt, con điểm càng cao càng mừng mà không để ý khả năng thực sự của con. Điều này chỉ làm con học vì điểm số chứ không phải vì sự yêu thích, muốn tìm tòi, khám phá thật sự. Vì lối suy nghĩ điểm càng cao càng tốt mà cha mẹ biến con cái thành máy học thụ động còn về phát triển tư duy thì càng ngày càng kém.
3 phương pháp giáo dục gia đình giúp con thông minh hơn
- Chú trọng biểu dương
Khi con đạt được bất kỳ thành tích gì, cha mẹ nên kịp thời khen ngợi và biểu dương con để trẻ cảm nhận được niềm vui từ thành công đó. Nhờ vậy trẻ cũng nhận ra mình có những ưu điểm và khả năng ở lĩnh vực nào để phát huy tối đa nó.
Khen ngợi khi trẻ có thành tích. |
- Cho phép thất bại
Có nhiều trường hợp khi trẻ bị thất bại trong học tập, thi cử bị cha mẹ mắng mỏ thậm chí là đánh đập khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Trẻ có thể có nhiều suy nghĩ tiêu cực, học hành ngày càng sa sút. Nhưng ngược lại, nếu cha mẹ không quá coi trọng việc thành công hay thất bại. Quan tâm xem trẻ rút ra được gì sau thất bại đó và tiếp tục động viên, khuyến khích để trẻ cố gắng hơn ở lần sau thì kết quả thu lại với trẻ rất khả quan.
- Khám phá bản thân
Nhiều trẻ ở thời kỳ đầu không xác định được bản thân mình như thế nào. Có nhiều trẻ còn không biết bản thân mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì nhưng nhờ qua thời gian tự tích lũy, tham khảo phản hồi từ những người xung quanh sẽ dần tự hoàn thiện được bản thân.
Qua thực nghiệm thấy rằng, những trẻ bị bố mẹ quản lý chặt, bố mẹ chỉ đạo tất cả mọi việc, học hành quá nhiều và thụ động, không được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài thì kỹ năng sinh tồn, khả năng xử lý tình huống, giao tiếp đều kém.
Để trẻ tự khám phá bản thân và khẳng định được cái tôi. |
Ngược lại những đứa trẻ được tự khám phá bản thân, biết bản thân mình như nào, muốn gì thì đều khá xuất sắc về mọi phương diện trong cuộc sống và xã hội.
Khôi Nguyên
(Theo Sina)
Lối sống 07:57 | 15/03/2019
Lối sống 09:53 | 10/08/2018
Lối sống 07:18 | 10/08/2018
Lối sống 22:00 | 09/08/2018
Lối sống 03:12 | 09/08/2018
Lối sống 22:00 | 08/08/2018
Lối sống 11:00 | 08/08/2018
Lối sống 23:00 | 29/07/2018