Nhật kí ‘ăn cả thế giới’ của em bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội |
Bé Tommy – con chị Mai Anh hơn 8 tháng tuổi và được ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống. Đơn giản, tiết kiệm thời gian cho mẹ mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho con là lý do chị Mai Anh chọn phương pháp ăn dặm này. Dù ăn dặm truyền thống nhưng kỹ năng ăn thô, kỹ năng xử lý đồ ăn của bé Tommy khá tốt do chị Mai Anh kết hợp cho con ăn dặm bé chỉ huy BLW ở các bữa phụ. Khá cẩn thận trong việc ăn uống của con, chị Mai Anh cho biết trước khi cho con ăn gì hay không nên ăn gì chị đều tìm hiểu tại sao lại như vậy. Với những món dễ gây dị ứng, chị tham khảo người thân trong gia đình có ai có tiền sử dị ứng món đó không.
Chị Mai Anh cùng con trai - bé Tommy. |
Với thực đơn ăn dặm phong phú, kết hợp ăn BLW vào các bữa phụ, hiện tại bé Tommy có khả năng ăn thô khá tốt. Bé có thể ăn cháo nguyên hạt, ăn mì, ăn bún, ăn bánh vào các bữa phụ, biết uống sinh tố bằng ống hút. Chị Mai Anh khá chăm làm các món bánh ngon cho bé như bánh khoai dẻo, bánh đậu xanh, bánh crepe, bánh chuối, bánh bí ngô, bánh tôm, bánh xèo.
Theo kinh nghiệm của chị, trước khi con bắt đầu ăn dặm, mẹ cần có tâm lí thật thoải mái. Không nên đọc quá nhiều tài liệu cùng lúc. Đừng tìm hiểu những cái chi tiết trước vì sẽ nhiễu thông tin. Nên tìm hiểu những cái chung như ăn dặm cần những chất gì, những thực phẩm nào chứa chất đó, sau đó quyết định phương pháp ăn dặm phù hợp với hoàn cảnh gia đình và của mẹ. Bản thân mẹ nên có tâm lý ổn định và thoải mái, vui vẻ để truyền hứng thú cho con khi con bắt đầu ăn dặm.
Bé Tommy ăn dặm truyền thống kết hợp BLW. |
Hiện tại bé Tommy ăn 2 bữa chính (10h sáng – 7h tối) và 1 bữa phụ đầu giờ chiều sau khi ngủ trưa dậy. Ngoài ra bé vẫn có những cữ sữa cứ hơn 2 tiếng/ lần. Dưới 1 tuổi, ăn dặm chỉ là giới thiệu cho bé những thực phẩm mới, sữa vẫn là thực phẩm chính, thế nên chị Mai Anh quan điểm không cho con ăn nhiều quá, tránh ảnh hưởng đến cữ sữa của con.
Mời các bạn tham khảo một số món phụ ngon và dễ làm mà chị Mai Anh nấu cho con:
Nguyên liệu gồm khoai lang, bột mì hoặc bột gạo, lòng đỏ trứng. Trộn đều các nguyên liệu, cho nước trộn cho sền sệt và rán vàng đều hai mặt. |
Đậu xanh (nguyên vỏ) vo qua, ngâm 3-4 tiếng (ngâm sẽ nấu nhanh hơn). Quinoa ngâm nảy mầm. Cho Đậu xanh + Quinoa vào nồi nước theo tỷ lệ 1:2, Ninh như nấu cháo, gần chín cho khoai lang vào. Cho tất cả vào máy xay nhuyễn, lọc qua rây để bỏ vỏ đỗ xanh |
Váng sữa vị chuối kiểu mẹ. |
Bí đỏ, 3 thìa ăn cơm bột mì,1 thìa cafe dầu ăn. Bí ngô hấp chín, tán nhuyễn. Lọc qua rây. Cho Bí ngô + Bột mì + Dầu ăn vào 1 tô lớn. Dùng tay nhồi thật đều. Nặn bánh thành khối. Bọc màng bọc thực phẩm. Cho vào nồi hấp 15 phút. |
1 miếng bí ngô, 2 thìa bột mì, 1 miếng cá hồi (bằng bao diêm), 1 thìa dầu ăn. Cá hồi ngâm sữa tươi 20 phút, rửa sạch cho vào hấp chín, rồi nghiền nát. Bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn. Cho bột mì vào bí đỏ + 1 thìa dầu ăn dùng tay nhào thật đều, cho tiếp cá hồi vào nhào tiếp cho thật đều với nhau. Tạo hình cho bánh, rắc 1 chút hạt chia lên trên (nếu có). Ốp trên chảo chống dính. |
Nguyên liệu: 1 quả chuối chín, 5 thìa cafe bột mì, 2 thìa cafe bột ngô, 1gr bột nở , hạt chia. Cách làm: Trộn đều: Bột mì + bột ngô + bột nở + chia trong 1 tô lớn (1) - Rây chuối vào (1), không rây thì có thể nghiền. - Trộn thật đều cho thêm 1 chút nước (có thể thay bằng nước cốt dừa) để có 1 hỗn hợp sánh sệt. - Đổ hỗn hợp vào khuôn hấp cách thủy (hoặc hấp vào xửng hấp) tầm 40-45 phút. |
Nguyên liệu: 1 con tôm to hoặc 3-5 con tôm nhỏ. 1 lòng đỏ trứng. Bột mì. Nước lọc. Nước mắm (tùy ý) Cách làm: Tôm hấp sơ qua, bóc vỏ. Cho tôm + bột mì + lòng đỏ trứng + 1 xíu nước lọc vào xay nhuyễn. Tráng bánh trên chảo chống dính. |
Nguyên liệu: Đỗ xanh (nếu muốn màu đẹp thì dùng loại không vỏ). Khoai lang - Phomai (tùy ý). Cách làm: Đậu xanh đồ chín, khoai lang hấp chín. Đậu xanh + khoai lang + phomai + 1 chút nước lọc xay nhuyễn. Lọc qua rây ra chảo chống dính. Cho chảo lên bếp, để lửa nhỏ, đảo đều liên tục cho đến khi đậu khô. Bỏ vào khuôn, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh 2-3 tiếng. |
Nguyên liệu: Khoai lang - Bột năng hoặc bột ngô. Hạt chia hoặc mè đen. Cách làm: Khoai lang hấp chín. Nghiền nhuyễn, cho bột năng vào nhào thật đều và nhuyễn. Nặn hoặc cho vào khuôn tạo hình bánh, rắc Chia hoặc mè đen lên trên bánh. Cho vào nồi hấp 5 phút. |
Nguyên liệu: Chuối, 3 nắm tay yến mạch, 1 cafe thìa bột năng hoặc bột bắp, 1 xíu bơ. Cách làm: Yến mạch ngâm 5-10p, bỏ nước ngâm. Cho tất cả nguyên liệu vào cối xay nhuyễn. Xúc thìa đổ lên chảo, bếp để lửa nhỏ. |
Nguyên liệu: Khoai lang/ khoai tây/ hoặc bí đỏ. Phomai cube/ phomai bò cười. Bột mì. Hạt chia, hoặc vừng đen (không có cũng được). Cách làm: Khoai hấp chín, nghiền nhuyễn khi nóng. Cho bột mì vào nhào đến khi không dính tay là được. Phomai cắt thành miếng nhỏ. Viên từng viên nhỏ, rồi ấn dẹt đặt phomai vào giữa. Viên tròn lại lần nữa, tạo hình mong muốn. Rắc hạt chia (vừng đen) lên trên. Cho bánh lên chảo chống dính, để lửa nhỏ. Đậy nắp kín lại. Tầm 5-7 phút lật mặt còn lại, làm tương tự. |
Nguyên liệu: 2 muỗng bột mì. 1 muỗng bơ đun chảy. 70ml sữa mẹ hoặc sữa công thức. 1 lòng đỏ trứng gà. Bơ và lê. Cách làm: Đánh tan lòng đỏ trứng rồi cho sữa vào khuấy đều, lọc qua rây. Cho bột mì vào trộn nhanh tay và cuối cùng là cho 1 xíu bơ vào trộn đều. Để bột nghỉ tầm 20 phút. Bơ và lê xay nhuyễn chung với nhau. Cho chảo lên bếp, quét 1 lớp bơ thật mỏng rồi xúc từng thìa bột vào, đóng vung kín, tầm 2 phút là bánh chín. -Trải từng miếng bánh ra đĩa và cho bơ và lê vào giữa rồi cuốn hoặc gấp lại theo ý muốn. |
Nguyên liệu: Bột gạo tẻ. Bột nghệ. Thịt gà băm thật nhỏ (có thể thay thế bằng thịt cá, tôm, bò, lợn tùy đồ tuổi và chế độ ăn của các bé). Cùi dừa tươi. Hành lá. Cách làm: Cùi dừa tươi xay với 100ml nước. Lọc bằng khăn xô lấy nước. Bột gạo và bột nghệ pha thêm nước dừa vừa lọc được, trộn đều với tỉ lệ 1:1 (100gr bột - 100ml nước) (1) - Thịt gà băm nhuyễn + hành lá thái nhỏ. Cho vào hỗn hợp (1) trộn đều . - Bắc chảo chống dính lên bếp. Xúc từng thìa hỗn hợp đổ vào chảo, tráng đều 1 lớp mỏng rồi đóng kín nắp lại 3-5 phút là chín. |