Công ty nước sạch Sông Đà có thể bị phạt đến 3 tỉ đồng, phải bồi thường cho người dân

Theo luật sư, bị khởi tố vụ án về tội "Gây ô nhiễm môi trường", Công ty Sông Đà đối diện hình phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; nặng nhất là bị phạt tiền từ 1-3 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 3-7 năm.

Có dấu hiệu vi phạm hình sự

Ngày 17/10, Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Kỳ Sơn khởi tố vụ án về tội "Gây ô nhiễm môi trường" theo điều 235 BLHS liên quan vụ đổ trộm dầu thải đầu nguồn Nhà máy nước sạch sông Đà.

photo-1-15712850794841650578333

Nguồn nước tại suối Trâm bị ô nhiễm nghiêm trọng. (Ảnh: Nhà Đầu Tư).

Phân tích tính pháp lí của vụ việc, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) đánh giá: "Hành vi đổ dầu nhớt gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, tác hại xấu trực tiếp đến sức khỏe cư dân Thủ đô và những nơi sử dụng nguồn nước này".

Luật sư Hùng cho biết, tội "Gây ô nhiễm môi trường" có khung hình phạt được quy định phụ thuộc khối lượng chất thải nguy hại được thải ra môi trường. Theo đó, hình phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Khung hình phạt nặng nhất là bị phạt tiền từ 1-3 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 3-7 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30-200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội khung hình phạt nhẹ nhất là phạt tiền từ 3-7 tỉ đồng, khung hình phạt nặng nhất là bị phạt tiền từ 500 triệu đến 3 tỉ đồng.

Nếu pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1-5 tỉ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1-3 năm.

1

Người dân tranh nhau gom nước sạch. (Ảnh tư liệu).

Bên cạnh đó, Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà thực hiện giao dịch với người dân thông qua hợp đồng mua bán nên khi chất lượng sản phẩm không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe người mua thì đã phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

"Hành vi phát hiện nguồn nước nhiễm bẩn nguy hại nhưng không có bất cứ hành động nào, từ báo cáo đến ngăn chặn, thì đã có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 BLHS", luật sư Hùng phân tích thêm.

Người dân có thể kiện Công ty nước sạch Sông Đà yêu cầu bồi thường

Về dân sự, luật sư cho biết người dân có thể khởi kiện Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bởi, chất lượng nước sinh hoạt phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BYT (Thông tư 41) ban hành Quy chuẩn về chất lượng nước sạch sinh hoạt.

"Như vậy, rõ ràng đơn vị này đã vi phạm hợp đồng cung cấp nước sạch, phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại đã gây ra đối với các hộ dân và còn bị xem xét xử trách nhiệm pháp theo quy định", luật sư Trần Minh Hùng nhấn mạnh.

Trước đó ngày 8/10, một xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình), sau đó dầu lan vào suối Trâm và kênh dẫn của nhà máy nước sạch sông Đà, khiến nước sinh hoạt khu vực Tây Nam Hà Nội có mùi lạ.

Một tuần sau Hà Nội họp báo cho hay kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường. Thành phố khuyến cáo mọi người "chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.