Cúng ông Táo ở nhà thuê là thắc mắc của không ít người, đặc biệt với những hộ dân ở thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM.
Trước thắc mắc trên, báo Gia đình Việt Nam dẫn lại nhiều ý kiến cho rằng nếu thờ cúng, đặc biệt là cúng ông Táo dịp 23 tháng Chạp chỉ tốt cho gia chủ, còn người đi thuê không được lợi.
Mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp. (Ảnh sưu tầm). |
Tuy nhiên, cũng theo quan điểm của tờ báo trên, việc thờ cúng là tùy tâm nên nếu hoàn cảnh cũng như điều kiện không cho phép thì người thuê nhà không nhất thiết phải cúng ông Táo, nhất là khi chủ nhà bên cho thuê đã làm lễ cúng cho nhà của mình.
Để lí giải cho câu hỏi trên, chuyên gia phong thủy Thiên Luân (diễn đàn Lý học Phương Đông) cho biết, nếu người thuê nhà không cúng nhập trạch khi chuyển vào ở thì không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo dịp 23 tháng Chạp.
Đồng quan điểm về việc thờ cúng là tùy tâm nên chuyên gia phong thủy trên cũng thông tin thêm, việc thờ cúng là vấn đề tâm linh. Và vì "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên việc có cúng hay không, tùy thuộc vào ý nguyện, điều kiện, hoàn cảnh của người thuê nhà.
Nếu hộ gia đình hoặc các bạn sinh viên có điều kiện thuê nhà riêng (không ở chung với chủ nhà) thì đến ngày 23 tháng Chạp nên làm lễ cúng ông Táo, thể hiện tấm lòng của mình.
Với lễ cúng, không nhất thiết phải bày biện mâm cao cỗ đầy, chỉ cần bộ đồ của ba vị Táo quân (làm bằng vàng mã), hoa quả, hương nến, muối gạo, ba con cá chép (cá chép sống hoặc cá chép bằng vàng mã) cùng một số món ăn đơn giản là được.
Với các bạn sinh viên thuê phòng trọ (có ở chung với chủ nhà), các bạn không cần phải cúng Táo quân dịp 23 tháng Chạp bởi chủ nhà sẽ có trách nhiệm làm việc đó.
Hơn nữa, trong phòng trọ (nhiều nơi không có bếp, không có bàn thờ), không có vị trí đủ trang nghiêm để đặt lễ cúng.
Nên tỉa chân hương tại bàn thờ thần tài dịp cuối năm. (Ảnh: VietNamNet). |
Trả lời cho thắc mắc "Cửa hàng kinh doanh có cần cúng ông Táo không?", ông Nguyễn Mạnh Linh -Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị trả lời trên báo VnExpress, cho biết:
"Cửa hàng kinh doanh không liên quan đến nấu nướng thì không cần cúng ông Táo". Sở dĩ ông Nguyễn Mạnh Linh có quan điểm như trên bởi Táo quân là vị thần cai quản việc bếp núc, nếu cửa hàng không có bếp, không có vị Táo quân ngự ở đó thì cũng không cần cúng Táo quân.
Đồng thời, ông cũng chia sẻ thêm về những việc thờ cúng tại cửa hàng kinh doanh dịp 23 tháng Chạp. Đó là: vào ngày này, tại bàn thờ thần tài mà thấy bát hương đầy thì cũng nên rút hết chân hương, có thể bốc lại bát hương nếu muốn và chỉ nên để lại 3 đến 5 chân hương
Xem thêm: Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
5 điều cần biết về lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo. Dưới đây là tất cả những điều ... |
Bí quyết chuẩn bị lễ cúng ông Táo đầy đủ và trang nghiêm
Lễ cúng cúng ông Công, ông Táo phải được chuẩn bị một cách trang trọng, chu đáo, thể hiện được lòng thành của gia chủ ... |
Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào chuẩn nhất?
Cúng ông Táo ngày nào và giờ nào ý nghĩa nhất, tốt nhất đối với gia chủ là những câu hỏi thường gặp trong những ... |
Ông Công, ông Táo là ai và ý nghĩa việc cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người dân sẽ cúng Táo quân về chầu trời. Vậy ông Công, ông Táo là ai và việc cúng ... |
Giáo dục 09:48 | 28/01/2019
Thời sự 08:00 | 27/01/2019
Thời sự 05:14 | 27/01/2019
Thời sự 02:32 | 27/01/2019
Lối sống 12:10 | 25/01/2019
Lối sống 12:08 | 25/01/2019
Thời sự 04:45 | 25/01/2019
Thời sự 03:28 | 25/01/2019