Ảnh minh họa. |
Taxi hay xe hợp đồng điện tử?
Việc thí điểm ứng dụng công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải (tạm gọi là "taxi công nghệ") theo Quyết định 24 của Bộ GTVT đã kết thúc sau 2 năm và tiếp tục được gia hạn.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là hết thời gian thí điểm, nhiều đơn vị liên quan vẫn chưa thống nhất việc định danh loại hình này dẫn đến nhiều hệ quả.
Ngày 20/12, 2017, Tòa Công lý châu Âu (ECJ) của Liên minh châu Âu (EU) đã phán quyết Uber là một công ty vận tải thông thường. Bởi lẽ, dịch vụ do Uber cung cấp (kết nối cá nhân với tài xế) "vốn đã liên quan tới dịch vụ vận tải" và chính vì thế phải được phân loại là "một dịch vụ trong lĩnh vực vận tải". Do đó, các nước thành viên EU có thể quy định các điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ này. |
Cụ thể, trong văn bản góp ý kiến về đánh giá thực trạng triển khai thí điểm Quyết định 24 nêu trên, Bộ Công thương kiến nghị sửa đổi quy định để xác định doanh nghiệp cung cấp các ứng dụng phần mềm như Uber, Grab chính là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải.
Theo Bộ này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ "coi mình chỉ là đơn vị cung cấp ứng dụng phần mềm và quy định hiện hành cho họ giải thích như vậy" dẫn đến các hệ quả như:
Doanh nghiệp không chịu trách nhiệm các vấn đề đảm bảo an toàn cho hành khách, tài xế; Không chịu sự điều chỉnh của các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng...
Đồng quan điểm với Bộ Công thương, trong báo cáo về công tác thí điểm, Sở GTVT Hà Nội cũng nhận định "các phương tiện tham gia thí điểm hoạt động tương tự xe taxi" và đề nghị "ban hành quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh tương tự taxi để tạo bình đẳng".
Tuy nhiên, trong báo cáo Tổng kết 2 năm thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng ngày 29/12/2017, Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm "xe hợp đồng điện tử".
"Định danh sai không thể có chính sách đúng"?
Đầu năm 2018, Hiệp hội taxi 3 miền tiếp tục có văn bản kiến nghị về Quyết định 24 của Bộ GTVT. Các đơn vị này cho rằng nếu tiếp tục coi hoạt động của Uber, Grab là hợp đồng điện tử thì sẽ có nhiều hệ lụy do "định danh sai không thể có chính sách đúng".
Ví dụ như không quản lý được phương tiện, phá vỡ quy hoạch vận tải; cạnh tranh không lành mạnh, thu thuế khó khăn; quyền lợi của hành khách, tài xế không được đảm bảo...
Theo Hiệp hội taxi, xét về bản chất, mọi hoạt động của Uber, Grab đều giống taxi, tương đồng với taxi; việc kết nối qua phần mềm hay tổng đài, thanh toán bằng tiền mặt, thẻ hay tài khoản,... chỉ là phương tiện, không thể làm thay đổi bản chất kinh doanh taxi.
"Nếu dùng khái niệm hợp đồng cho loại hình này là rất mơ hồ, ai hợp đồng với ai? Khách hàng ký hợp đồng với lái xe hay với các Doanh nghiệp, Hợp tác xã hay với Grab, Uber.
Trên thực tế, cả Grab và Uber đều đang điều hành kinh doanh, thỏa thuận và thu tiền trực tiếp từ khách hàng chứ không chỉ cung cấp phần mềm.
Các chủ thể của hợp đồng không rõ, quyền và nghĩa vụ của các bên rất mơ hồ. Giả sử xảy ra tai nạn chết người, với thực tế trên đây ai sẽ là người chịu trách nhiệm giải quyết.
Đây là một lỗ hổng pháp lý rất lớn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của hợp đồng.
Chưa kể nhiều hợp tác xã vận tải gần đây được thành lập chủ yếu là để bán phù hiệu (xe hợp đồng) qua hình thức đánh trống ghi tên. Giữa hợp tác xã và lái xe hoàn toàn không có sự quan hệ tài sản và vật chất khác ngoài phí tham gia hợp tác xã để có phù hiệu", Hiệp hội taxi 3 miền nhận định.
Vụ kiện của Vinasun: Grab Việt Nam 'tự tin sẽ giành phần thắng'
Liên quan đến vụ kiện của Vinasun, đại diện Grab Việt Nam cho biết "giả định và khi phiên tòa mở lại, chúng tôi tự ... |
Grab "sợ" định danh là taxi
Cách đây ít ngày, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã nhấn mạnh việc phải quản lý Uber, Grab như taxi trong cuộc họp bàn dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Ngay sau đó, Giám đốc Grab Việt Nam đã bày tỏ việc "hết sức quan ngại" với phát biểu của ông Thể.
"Tác động lên các đối tác tài xế sẽ thật sự khó lường và không thể tránh khỏi nếu chúng tôi bị định danh là công ty taxi.
Là công ty công nghệ, chúng tôi hỗ trợ kết nối xe taxi, xe máy và xe ô tô gần nhất với khách hàng. Chúng tôi không sở hữu xe hay bất cứ tài xế nào" - đây là những phát ngôn của Giám đốc Grab Việt Nam trước yêu cầu của người đứng đầu ngành GTVT.
Taxi truyền thống muốn "taxi công nghệ" chơi "chung sân, chung luật" còn Grab thì không. Trong khi đó, việc định danh chưa có hồi kết khi Chính phủ quyết định tiếp tục cho thí điểm đến khi Nghị định quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP) được ban hành và có hiệu lực thi hành.
Liên quan đến tình trạng "xung đột" giữa các tài xế "công nghệ và truyền thống", Bộ Công an lý giải rằng: "Do các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng nói chung, cũng như các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thực hiện họp đồng điện tử nói riêng còn đơn giản và chưa đầy đủ dẫn đến trình trạng khó kiểm soát được số lượng, chất lượng của xe và lái xe tham gia thí điểm. Đây là nguyên nhân chính gây ra một số vụ việc phức tạp về trật tự xã hội liên quan đến lái xe của các doanh nghiệp vận tải tham gia thí điểm trong thời gian gần đây". |
'Cuộc chiến taxi' bắt nguồn từ việc... định danh Grab, Uber?
Sau 2 năm thí điểm, việc định danh "taxi công nghệ" Grab, Uber chưa rõ ràng được cho là yếu tố dẫn đến "cuộc chiến ... |
Grab Việt Nam 'lo ngại' nếu bị quản như taxi truyền thống
Đại diện Grab Việt Nam bày tỏ "lo ngại" nếu như bị quản như taxi truyền thống sau phát biểu của Bộ trưởng GTVT. |