Cựu thượng tá Út 'Trọc' mong được xét đến xuất thân nghèo khó

Bào chữa cho việc dùng bằng đại học giả, bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út 'Trọc') nghẹn ngào khai do không có điều kiện học hành.

Sáng 31/7, tranh tụng với đại diện VKS quân sự quân khu 7 về việc ông Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”, cựu thượng tá quân đội, nguyên phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) bị cáo buộc sử dụng 29 xe biên quân đội và biển xanh 80A thế chấp vay vốn ngân hàng, cho thuê, mượn, gây ảnh hưởng đến uy tín của quân đội, luật sư của ông Hệ cho rằng việc làm của thân chủ đều có sự thống nhất của Ban lãnh đạo giám đốc Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P, dù là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Theo luật sư, thời điểm thế chấp 4 xe biển xanh với ngân hàng BIDV thì Tổng Công ty Thái Sơn đã rút vốn tại Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P, vì vậy không thể buộc tội ông Hệ là lợi dụng danh nghĩa của doanh nghiệp lớn thuộc Bộ Quốc phòng này được. Hơn nữa, các xe là tài sản của Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P chứ không phải của Nhà nước.

"Không có quy định nào cấm biển xanh, biển quân đội đem thế chấp mà chỉ cấm chuyển nhượng. Trong trường hợp phải xử lý các tài sản thế chấp, đề nghị HĐXX xem xét quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, về việc phải chuyển các xe này chuyển sang thành dân sự", luật sư Lưu Tiến Dũng nêu quan điểm.

Theo luật sư, pháp luật không cấm cho thuê xe quân sự nên ông Hệ khi cho thuê đã giúp công ty có thêm khoản thu. "Thực tế mới chỉ có việc ký hợp đồng cho thuê xe quân sự chứ chưa cho thuê. Mục đích cho thuê, đều phục vụ mục đích kinh doanh”, ông Dũng bào chữa.

Về việc cho mượn cá nhân mượn ba xe, theo luật sư chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. "Người mượn đều có nhân thân tốt, không cần xe để vụ lợi cũng như kinh doanh. Thực tế những chiếc xe này đều là dư thừa”, ông Dũng trình bày.

Trước cáo buộc về sai phạm xảy ra tại chi nhánh Bình Dương, theo luật sư không đủ căn cứ xác định ông Hệ cấu kết làm giả hợp đồng khống gửi giữ 20.0000 lít xăng kém chất lượng. Ông Dũng cho rằng, tòa nên xem xét đầy đủ các yếu tố chứ không chỉ căn cứ vào lời khai của ông Lê Thanh Cung (chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương) và các bị cáo Tiệp, Lâm, Sơn.

Theo luật sư, ông Hệ đã bị Bộ Quốc phòng kỷ luật "cách chức bí thư chi bộ" vì sử dụng bằng giả nên cơ quan điều tra không cần truy tố về hành vi này nữa. Theo luật sư, ông Hệ "không cố ý sử dụng", việc dùng bằng để hoàn thiện hồ sơ xét nâng lương, bậc làm việc "là do cán bộ chính trị tự khai vào".

Trong 10 phút tự bào chữa, ông Hệ cho rằng khi cho thuê xe, thế chấp đều xin ý kiến Ban lãnh đạo, HĐQT của Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P và khi được đồng ý thì mới dám quyết. Hơn nữa, trong số xe cho thuê có cả xe gắn biển trắng 80A và 80M.

“Những người mượn xe để đối ngoại đều có nhân thân tốt”, ông Hệ trình bày và cho rằng mình là người là sống tình nghĩa, biết trên biết dưới.

Theo bị cáo, khi cho mượn, thuê hay thế chấp xe, Tổng công ty Thái Sơn đều kiểm tra song không có chỉ đạo hay góp ý gì. Khi bị cáo xin tờ trình, các cấp từ tổng công ty đều xác nhận và khẳng định cấp xe để hoạt động kinh doanh, đối nội lẫn đối ngoại.

Ông Hệ nghẹn ngào cho hay xuất thân là nông dân, vào ở với người anh trong Sài Gòn. Thừa nhận nhờ người học và dùng bằng giả Đại học Kinh tế quốc dân song ông Hệ lại cho rằng không phải do mình làm. "Vì hoàn cảnh nghèo khổ, chữ xấu phải nhờ người viết và hoàn thiện hồ sơ, vì thế mới xảy ra việc", bị cáo trình bày.

“Nếu bị cáo không khai có bằng đại học kinh tế thì từ năm 2001 đến 2010 vẫn được lên cấp bậc trung tá, chứ không phải dùng bằng giả để thăng tiến” ông Hệ nói và cho hay đến tháng 3/2014 đã có bằng chính quy nên vẫn có thể lên được hàm thượng tá.

cuu thuong ta ut troc mong duoc xet den xuat than ngheo kho
Bị cáo Hệ (áo sáng màu cộc tay) tại phiên tòa sáng 31/7. Ảnh: TTXVN

Một ngày trước, 30/7, tại trụ sở Tòa án Quân sự thủ đô, Tòa án Quân sự quân khu 7 mở phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”, cựu thượng tá quân đội, nguyên phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng), Bùi Văn Tiệp (cựu đại tá, cựu sư đoàn trưởng 367 Quân chủng phòng không không quân), Trần Văn Lâm (nguyên tổng giám đốc Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P), Trần Xuân Sơn (giám đốc chi nhánh Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P) và Phùng Danh Thắm (cựu đại tá, cựu tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng).

Theo cáo trạng, ông Hệ vì động cơ vụ lợi đã xin mua 38 xe bằng vốn tự có và đăng ký biển quân sự và biển xanh 80A. 29 xe đã được ông chỉ đạo đem thế chấp, cho thuê, giao cho những người khác sử dụng trái quy định. Việc làm trên của ông Hệ đã khiến nhiều người gửi đơn thư tố cáo, gây ảnh hưởng đến uy tín của quân đội.

Ông Hệ còn lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp quân đội làm kinh tế quốc phòng để báo cáo sai với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương. Ông bị cáo buộc câu kết làm giả một số hợp đồng, hợp thức nguồn gốc 20.000 lít xăng dầu kém chất lượng là của Sư đoàn 367 nhằm tránh bị xử phạt, gây thất thu cho ngân sách gần 1,5 tỷ đồng.

VKS quân sự quân khu 7 đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Hệ mức án tổng cộng 12-15 năm tù cho hai tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụSử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

VKS cũng đề nghị truyên phạt ông Trần Văn Lâm 5-7 năm tù, Trần Xuân Sơn 18-24 tháng tù treo, Bùi Văn Tiệp 2-3 năm tù treo cùng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Bị cáo Phùng Danh Thắm 18-24 tháng cải tạo không giam giữ về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

cuu thuong ta ut troc mong duoc xet den xuat than ngheo kho Cựu thượng tá quân đội Út 'Trọc' bị đề nghị phạt 12-15 năm tù

VKS Quân sự Trung ương cáo buộc ông Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”) chủ mưu trong việc thế chấp, cho thuê, mượn xe và sử ...

cuu thuong ta ut troc mong duoc xet den xuat than ngheo kho Cựu thượng tá quân đội Út 'Trọc' dùng bằng giả để thăng tiến

Ông Đinh Ngọc Hệ (Út 'Trọc') nhiều lần sử dụng bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học giả trong việc nâng lương, bổ nhiệm, ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.