‘Dạ cổ hoài lang’ có nguy cơ bị cấm vĩnh viễn?

Sau hàng loạt những ca khúc bất hủ đã bị Cục Nghệ thuật biểu diễn cấm sử dụng, nhiều khán giả lo lắng bản tình ca “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng mang số phận như vậy.

Nhiều ngày qua, câu chuyện về 5 ca khúc nổi tiếng (Cánh thiệp đầu xuân, Con đường xưa em đi, Chuyện buồn ngày xuân, Đừng gọi anh bằng chú, Rừng xưa) bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấm lưu hành vĩnh viễn với lý do vi phạm bản quyền, bị sửa lời so với tác phẩm gốc. Theo báo PNO đưa tin, phía Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) Nguyễn Đăng Chương đưa ra lý do những ca khúc sáng tác trước 1975 này bị cấm vì những ca khúc được lưu hành là dị bản, không phải bản gốc theo nguyên tác ban đầu.

da co hoai lang co nguy co bi cam vinh vien Bản gốc của ca khúc 'Con đường xưa em đi' có gì khác dị bản?

Cố nhạc sĩ Châu Kỳ cũng như đại diện gia đình ông đã ký hợp đồng đăng ký bảo vệ quyền tác giả với Trung ...

Trước vấn đề này, câu hỏi được đặt ra ngược lại từ phía dư luận rằng, làm sao xác định được một tác phẩm là “bản gốc”? Quan trọng hơn, Cục NTBD đã kiểm chứng bằng cách nào, so sánh nguồn chính xác ở đâu để lấy lý do các tác phẩm trên sai phạm về nội dung để bị cấm lưu hành?

Hiện tại, phía Cục NTBD vẫn chưa có trả lời cho điều này, nhưng dựa trên lý do được nêu ra, nhiều khán giả lo lắng một ca khúc có thể sẽ mang “án tử” như 5 bài hát trên: Dạ cổ hoài lang.

Theo báo PNO đặt vấn đề, ca khúc “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu hiện tại về thời điểm sáng tác vẫn chưa xác định rõ ràng (năm 1917, 1918 hay 1919). Ngoài ra, ca khúc này được lưu hành trên thị trường với nhiều dị bản khác nhau và khán giả vẫn không biết đâu là câu từ thật sự trong bản gốc. Chẳng hạn, “Bảo kiếm sắc phán lên đàng” hay “Báu kiếm”, “Báo kiếm”, “sắc phong”? “Luống trông tin nhạn” hay “tin bạn”, “tin chàng”? “Đường dầu xa, ong bướm” hay như cố nhạc sĩ Trần Văn Khê chỉnh lý là “dầu say ong bướm”? “Gan vàng lợt phai” hay “lạt phai”, “nhạt phai”?... đều không rõ ràng gốc tích.

da co hoai lang co nguy co bi cam vinh vien
Đến nay vẫn chưa ai dám xác định đâu là bản gốc thật sự của ca khúc "Dạ cổ hoài lang"

Được biết, so với bản được lưu giữ tại khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu được cho là chuẩn và được UBND tỉnh Bạc Liêu công bố ngày 17/9/2010 theo quyết định số 2257/QĐ-UBND.

Nếu vậy, bài hát này đang được lưu hành trên thị trường đều là dị bản. Và căn cứ theo lý do mà Cục NTBD đưa ra, “Dạ cổ hoài lang” phải chăng sớm muộn cũng bị “xoá sổ” khi ca khúc này đã trở thành một “đặc sản” của nhạc Việt?

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.