Đà Nẵng chi 360 tỉ đồng xây nhà máy, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân

Ngày 25/7, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý chủ trương của Sở Xây dựng về việc nâng công suất trạm bơm phòng mặn An Trạch và tuyến ống nước thô về Nhà máy nước cầu Đỏ, với tổng kinh phí trên 360 tỉ đồng.

Nhiều công trình đầu tư để đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân Đà Nẵng

Công ty CP cấp nước Đà Nẵng (Dawaco), cho biết, đơn vị đã lập kế hoạch đảm bảo cấp nước trong năm 2019 và những năm tiếp theo, đồng thời dự báo nhu cầu sử dụng nước toàn thành phố đến năm 2020 và đề xuất phương án xây dựng, cải tạo nâng cấp nhà máy nước, nguồn nước, mạng lưới đường ống để cấp nước cho thành phố.

Theo đó, trong đầu quý 2/2018, Dawaco đã khởi công xây dựng các dự án nhà máy nước Hồ Hòa Trung tại Khu công nghệ cao (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) nhằm cung cấp đủ lưu lượng và áp lực cho Khu công nghệ cao, một phần cũng cấp nước cho khu dân cư lân cận, tăng công suất cấp nước sạch cho thành phố.

dự án nhà máy nước hồ Hòa Trung với công suất 10.000 m3/ngày đêm, tổng vốn đầu tư 78 tỉ đồng.

nang cong suat nha may nuoc da nang

Một hạng mục Dawaco đầu tư cho mạng lưới cấp nước sinh hoạt cho người dân Đà Nẵng. (Ảnh: Dawaco).

Ngoài khởi công xây dựng các dự án nhà máy nước Hồ Hòa Trung, Dawaco đã khởi công xây dựng dự án "Nâng công suất nhà máy nước Cầu Đỏ, phân kì 1 thêm 60.000 m3/ngày'' nhằm khai thác, xử lí và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt với tổng mức đầu tư trên 200 tỉ đồng, góp phần nâng công suất thiết kế của nhà máy nước Cầu Đỏ lên 230.000 m3/ngày đêm.

Quy mô gồm: Trạm bơm nước thô (Trạm bơm cấp 1), cụm xử lí lắng lọc, bể chứa nước sạch, trạm bơm nước sạch (Trạm bơm cấp 2) và bơm rửa lọc, nhà hóa chất và nhà Clo, trạm biến áp.

"Để đảm bảo đạt được công suất vận hành và đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu cho 2 dự án trên, Dawaco đã nghiên cứu và mạnh dạn đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất và tự động hoàn toàn trong lĩnh vực xử lí nước sạch, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt và ăn uống cho người dân", đại diện Dawaco thông tin.

Ngày 25/7, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND TP Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo thành phố đã có văn bản đồng ý chủ trương của Sở Xây dựng về việc nâng công suất trạm bơm phòng mặn An Trạch và tuyến ống nước thô về nhà máy nước cầu Đỏ, với tổng kinh phí trên 360 tỉ đồng.

Theo đó, UBND thành phố thống nhất xây dựng mới thêm 1 trạm bơm phòng mặn An Trạch, bên cạnh trạm hiện trạng, có công suất 210.000 m3/ngày đêm. Đồng thời, đầu tư thêm 1 tuyến ống nước thô từ trạm bơm phòng mặn An Trạch về nhà máy nước cầu Đỏ, chiều dài khoảng 7.800 m. Thời gian hoàn thành vào tháng 5/2020.

UBND thành phố giao Dawaco làm chủ đầu tư để triển khai công trình từ vốn của Công ty và vốn vay trong nước. Trong quá trình triển khai, phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát kĩ hiện trạng hạ tầng kĩ thuật dọc theo hướng tuyến đề xuất, để xác định vị trí lắp đặt tuyến ống nước thô cho phù hợp, đặc biệt lưu ý đến phạm vi đối với tuyến ống hiện trạng và hành lang an toàn đường sắt.

Bên cạnh đó, Dawaco cũng phải nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ mới vào việc đầu tư xây dựng công trình nhằm đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu các công trình lân cận.

UBND thành phố cũng giao Sở Xây dựng đề xuất chủ trương xây dựng mới nhà máy cấp nước tại An Trạch tại thời điểm thích hợp trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển đô thị khu vực phía Tây Nam thành phố.

Đà Nẵng liên tục thiếu nước sinh hoạt vì nhiễm mặn cao

Trước đó đầu tháng 7, do đợt nắng nóng kéo dài cùng với việc xả nước từ các hồ chứa các nhà máy thủy điện đầu nguồn có giới hạn nên nguồn nước thô tại cửa thu nước nhà máy nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn thường xuyên và ở mức cao.

Cao nhất là lúc 9h30 ngày 2/7, độ mặn lên đến 4.411mg/lít. Dawaco không thể có đủ nguồn nước thô cấp cho hai nhà máy nước Cầu Đỏ và Sân Bay để xử lí và cấp nước đầy đủ cho các nhu cầu sử dụng nước của thành phố.

Khi đó, Dawaco đã khai thác tối đa nguồn nước thô bơm từ trạm bơm phòng mặn An Trạch, lấy nước bổ sung, pha loãng ngay tại Cầu Đỏ khi độ mặn ở mức độ thấp cho phép để cung cấp cho người dân sử dụng nhưng nhiều quận ở xa trung tâm vẫn thiếu.

chọn
Cảnh hoang hóa tại dự án Mai House Hội An sau những lần đổi chủ
Khu du lịch nghỉ dưỡng Mai House Hội An xuất phát điểm được đầu tư phát triển bởi CTCP Thế kỷ 21 (C21), đến năm 2009 về tay các công ty con của Tập đoàn Indochina Capital. Sau nhiều năm trì trệ, dự án được kỳ vọng hồi sinh khi TBS Group mua lại và tái khởi công vào năm 2022. Đến nay, khu đất dự án đã không còn dấu hiệu thi công, các thông tin về chủ đầu tư cũng đã được gỡ bỏ...