Đại án Oceanbank: Bà Hứa Thị Phấn xin xét xử vắng mặt

TAND TP Hà Nội chuẩn bị xét xử Đại án Oceanbank. Trong số 51 bị cáo phải hầu tòa thì có nhiều bị cáo xin xét xử vắng mặt.

Dự kiến ngày 28/8, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank)) và 50 đồng phạm về các tội “Tham ô tài sản”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng” và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong đó, các bị cáo phải hầu tòa từng là lãnh đạo, cán bộ, giám đốc, phó giám đốc của Oceanbank và các chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống Ngân hàng này.

Do tính chất quan trọng của phiên tòa, TAND TP Hà Nội bố trí thêm 1 thẩm phán dự khuyết và 2 hội thẩm nhân dân dự khuyết. Ngoài 2 kiểm sát viên của VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại Tòa, còn có 1 kiểm sát viên dự khuyết.

Tham gia phiên tòa có hơn 50 luật sư bào chữa cho các bị cáo. Riêng bị cáo Hà Văn Thắm có 2 luật sư và bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962) - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên TGĐ Oceanbank có 4 luật sư bào chữa.

Liên quan đến vụ án này, bị cáo Hứa Thị Phấn (SN 1947 – nguyên chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ bị truy tố về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tín dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLHS. Tuy nhiên, bị cáo Phán đã có đơn xin được xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe.

Không chỉ có bị cáo Phấn, bị cáo Vũ Thị Thùy Dương (SN 1980, trú tại Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội – nguyên Giám đốc khối kế toán và Giao dịch trong nước của Oceanbank) cũng có đơn xin xét xử vắng mặt vì vừa mới sinh con. Nội dung dơn của bị cáo Dương thể hiện nếu như thấy cần thiết bị cáo cũng sẽ có mặt tại phiên tòa ở thời điểm nhất định.

Bên cạnh đó, bị cáo Nguyễn Viết Hiền - cựu Giám đốc Oceanbank - Phòng giao dịch Âu Cơ cũng có đơn xin xét xử vắng mặt vì đang bị bệnh hiểm nghèo.

dai an oceanbank ba hua thi phan xin xet xu vang mat
Bị cáo Hà Văn Thắm trong phiên xử hồi tháng 3 vừa qua (Ảnh: Chí Hiếu)

Theo bản cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC), trong quá trình hoạt động, tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần lãi suất, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đội với OceanBank và các cổ đông ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân là do hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm – đại diện theo pháp luật của OceanBank, Ban Tổng giám đốc OceanBank trong các thời kỳ, lãnh đạo các Khối nghiệp vụ ở Hội sở xuống đến lãnh đạo Chi nhánh, Phòng giao dịch và các đối tượng có liên quan khác.

Vào tháng 11/2012 với trách nhiệm là chủ tịch HĐQT OceanBank Thắm đã chỉ đạo và cùng Nguyễn Văn Hoàn (SN 1977 – nguyên Phó TGĐ OceanBank) giải quyết cho Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng) vay thông qua Công ty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản bảo đảm, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay về quy trình, thủ tục gây thiệt hại cho OceanBank hơn 343 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính hơn 201 tỷ đồng tiền lãi đến thời điểm ngày 21/10/2014 (Trong đó có hơn 81 tỷ đồng tiền lãi quá hạn, gần 17 tỷ đồng tiền phạt quá hạn và hơn 103 tỷ đồng phạt gốc quá hạn).

VKSNDTC xác định, trong vụ việc này Thắm là người chỉ đạo trực tiếp quyết định việc cho vay trái quy định còn Hoàn là đồng phạm giúp sức. Việc cho vay của Thắm và Hoàn đã trái với khoản 3, 4, 5 Điều 7 Quyết định 1627 ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng; trái với khoản 15 Điều 1 Quyết định 127/2005/QĐ – NHNN về kiểm tra trong và sau khi cho vay; trái với điểm 4.1 Quy trình số 2268/2012/QT – TGĐ ngày 6/9/2012 về cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại OceanBank.

Không chỉ có vậy, cơ quan điều tra còn xác định được, Thắm đã trao đổi và bàn bạc với Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962 – nguyên TGĐ OceanBank) để đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty BSC (Cty BSC) trái quy định của NHNN để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của Tập đoàn Dầu khí (PVN) tại OceanBank.

Từ đó, cả Thắm và Sơn đã đã chỉ đạo Hoàn, Nguyễn Minh Thu (SN 1973 – nguyên TGĐ OceanBank) và Phạm Hoàng Giang (SN 1975 – nguyên TGĐ Cty BSC Việt Nam) triển khai thực hiện, gây thiệt hại cho OceanBank và khách hàng tổng số hơn 68 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2010, Sơn được điều chuyển, bổ nhiệm làm Phó TGĐ PVN. Theo Thắm thì thời điểm này Sơn đã giới thiệu với Thắm về Thu đồng thời đề nghị thắm giao cho Thu tiếp tục phụ trách công tác huy động vốn như Sơn đã bàn với Thắm trước đó. Do nguồn vốn huy động của OceanBank phụ thuộc vào phần lớn tiền gửi của PVN nên Thắm đồng ý với đề nghị này của Sơn. Sau đó Thắm ra chủ trương về việc chi lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho khách hàng trên toàn hệ thống OceanBank như đã chi cho PVN cũng như các công ty và công ty con thuộc PVN trong thời điểm Sơn làm TGĐ OceanBank.

Theo chủ trương của Thắm về việc chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trên toàn hệ thống của OceanBank, Thu (TGĐ) Lê Thị Thủy, Nguyễn Thị Minh Phương đều là Phó TGĐ đã chỉ đạo lãnh đạo các Khối/Ban nghiệp vụ thuộc Hội sở OceanBank và Giám đốc các Chi nhánh/Phòng giao dịch thực hiện chi lãi ngoài hợp đồng huy động vốn gây thiệt hại cho OceanBank tổng số tiền hơn 1.576 tỷ đồng và làm ảnh hưởng đến việc ra các chủ trương điều hành thị trường tiền tệ của NHNN, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính Phủ.

dai an oceanbank ba hua thi phan xin xet xu vang mat Hà Nội: Truy tố cụ ông 79 tuổi xâm hại bé gái 3 tuổi

VKSND TP Hà Nội vừa ký quyết định truy tố cụ ông 79 tuổi về tội hiếp dâm trẻ em theo Điều 112 BLHS

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.