Đại án VNCB: Cần áp dụng hình phạt cao nhất với Phạm Công Danh

Sau gần 2 tháng xét xử và nghị án, ngày 9/9 TAND TP HCM sẽ tuyên án vụ Phạm Công Danh và 35 đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại ngân hàng Xây dựng (VNCB).
dai an vncb can ap dung hinh phat cao nhat voi pham cong danh
Bị cáo Phạm Công Danh bị dẫn giải rời khỏi tòa.

11h40, phiên tòa tạm nghỉ, buổi chiều hôm nay sẽ tuyên án đối với Phạm Công Danh và đồng phạm.

11h30, HĐXX nhận định, việc đại diện VKSND tối cao truy tố bị cáo Danh về tội cố ý làm trái là có căn cứ. Bởi từ năm 2011, Danh chưa chính thức nắm giữ ngân hàng Đại Tín nhưng đã từng bước đưa người của mình vào hoạt động trong ngân hàng.

Việc Phạm Công Danh lập ra hàng loạt công ty con để tìm cách rút tiền ra khỏi ngân hàng đã vi phạm quy định cho vay của nhà nước. Vì vậy, việc truy tố Danh hai tội danh trên là có căn cứ.

Việc các luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Thành Mai cho rằng bị cáo Mai bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, HĐXX nhận định không có căn cứ để xem xét.

dai an vncb can ap dung hinh phat cao nhat voi pham cong danh
Các bị cáo tại tòa.

10h15, phiên tòa tạm nghỉ giải lao

10h, Chủ tọa phiên tòa cũng công bố phần tranh tụng của các luật sư. Tại phiên tòa, các luật sư bào chữa cho bị cáo Danh có nêu ra bối cảnh khiến Danh bị tội và đẩy ngân hàng VNCB như ngày hôm nay, nhưng chưa đầy đủ. Theo các luật sư, lỗi do nhóm Phú Mỹ và Phương Trang không chịu trả các khoản vay của ngân hàng, mỗi ngày Danh phải chi hàng chục tỷ đồng tiền lỗ lũy kế của ngân hàng. Danh đã bỏ ra 3.600 tỷ đồng để mua lại ngân hàng nhưng bà Hứa Thị Phấn không chịu chuyển giao tài sản, áp lực thanh khoản nên Danh mới tìm cách duy trì hoạt động của ngân hàng.

Theo luật sư, xuất phát từ việc tái cơ cấu ngân hàng, nên Danh và đồng phạm mới khai khống hệ thống Corebanking, thuê các mặt bằng, ủy thác đầu tư. Do áp lực thanh khoản, chăm sóc khách hàng, đây là việc Danh chỉ ứng tiền trước sau sẽ trả lại, vì vậy việc truy tố Danh như cáo trạng là chưa đúng.

9h30, HĐXX nhận định đây là vụ án kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Theo tòa, trong những năm gần đây, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước từ hàng trăm đến hàng ngàn tỉ đồng. Mặc dù gia đình bị cáo có công với cách mạng nhưng thất thoát với số tiền hơn 9.000 tỷ đồng thì cần xử lý nghiêm khắc vì vậy cần áp dụng mức hình phạp cao nhất đối bị cáo Danh.

Các bị cáo Phan Thành Mai,Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết... là những người nắm quyền tại ngân hàng. Biết rõ những sai phạm tại VNCB nhưng vẫn tích cực giúp Danh rút tiền ra khỏi ngân hàng. Tuy nhiên các bị cáo khai báo thành khẩn khai báo, phạm tội lần đầu nên cần xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo.

9h, Chủ tọa phiên tòa tiếp tục luận tội nhóm bị cáo là nhân viên của VNCB, các bị cáo khai nhận không biết những việc ông Danh làm. Chỉ làm theo chỉ đạo của HĐQT. Các bị cáo này khẳng định họ làm đúng theo quy trình thẩm định và cho vay, truy tố mình mà không xem xét trách nhiệm của HĐQT thì thiếu sót. Các bị cáo không được hưởng lợi từ những việc ký nhận hợp đồng vay tiền, rút tiền ra khỏi VNCB. Vì vậy các bị cáo xin HĐXX xem lại lại tội danh.

Nhóm giám đốc “bù nhìn” là những người làm bảo vệ, rửa xe được Danh dựng lên làm giám đốc để rút tiền ra khỏi ngân hàng. Nhóm này trình bày mình chỉ đứng tên và ký các hợp đồng vay tiền, chứ không biết công ty hoạt động trong lĩnh vực gì, hợp đồng ký nhận với nội dung gì cũng không biết. Cũng như không được hưởng lợi từ những việc làm giám đốc.

Các ngân hàng Agribank, Sacombank, BIDV.... xin HĐXX giải tỏa tất cả những lệnh kê biên tài sản mà Danh đang cầm cố tại ngân hàng để vay vốn. Giao tất cả những tài sản này cho ngân hàng quản lý.

Bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Danh) xin trả lại những kỷ vật của hai vợ chồng như đồng hồ, nhẫn và giải tỏa lệnh kê biên không liên quan tới vụ án.

dai an vncb can ap dung hinh phat cao nhat voi pham cong danh
Bị cáo Phạm Công Danh và đồng phạm tại phiên tòa sơ thẩm sáng nay.

8h30, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm được diễn ra. HĐXX xác định, do tính chất vụ án phức tạp, bản án dài dự kiến sẽ tuyên án trong một ngày nên cho phép tất cả các bị cáo ngồi nghe tuyên án.

Bị cáo Phạm Công Danh sáng nay xuất hiện trong chiếc áp sơ mi ngắn tay, cặp mắt kính trắng.

Thẩm phán Phạm Lương Toản, Chủ tọa phiên tòa đọc lại bản luận tội các bị cáo. Tại toà, mặc dù một số bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội nhưng căn cứ vào hồ sơ vụ án và kết quả xét hỏi tại tòa, HĐXX xác định có đủ cơ sở kết luận Phạm Công Danh và các bị cáo đã phạm vào tội danh như bản cáo trạng quy kết.

Khoảng tháng 9/2012, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank, Phạm Công Danh đã nắm quyền điều hành TrustBank (sau này là VNCB). Dưới sự lãnh đạo của Phạm Công Danh, vốn chủ sở hữu ngày càng âm, lỗ lũy kế ngày càng tăng. Hậu quả, dưới thời Phạm Công Danh điều hành, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã thất thoát hơn 9.000 tỉ đồng.

Dù biết ngân hàng Đại Tín làm ăn thua lỗ nhưng Danh vẫn mua lại ngân hàng này với hy vọng bất động sản sẽ ấm lên làm ăn có lợi. Tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau nên nhóm Phú Mỹ không giao nhận được số tài sản tại quận 2 và Nhà Bè. Danh đã sử dụng tiền cá nhân để vực dậy ngân hàng nhưng không thể cứu vãn được ngân hàng VNCB.

Ngoài ra Danh còn chỉ đạo rút tiền ra khỏi ngân hàng VNCB, trong quá trình hoạt động Danh đã nhiều lần vay tiền của nhóm Trần Ngọc Bích. Danh còn chỉ đạo rút 5.190 tỷ đồng tại VNCB không có sự đồng ý và không có chữ ký của chủ tài khoản Trần Ngọc Bích.

dai an vncb can ap dung hinh phat cao nhat voi pham cong danh
Các bị cáo trong đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng sẽ bị tuyên án.

Các bị cáo trong vụ án bị truy tố các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” .

Theo cáo trạng được đưa ra xét xử, Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB) cùng đồng phạm đã thực hiện 7 phi vụ rút tổng cộng 12.057 tỷ đồng ra khỏi VNCB và khiến ngân hàng thiệt hại 9.133 tỷ đồng.

Cụ thể, trong việc làm khống hồ sơ nâng cấp hệ thống Corebanking rút ra và làm thiệt hại 62,276 tỷ đồng; Vụ lập hồ sơ khống thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành (P.15, Q.10) rút ra 201,6 tỷ đồng nhưng đã hoàn trả được 20 tỷ đồng và còn thiệt hại 181,6 tỷ đồng; Lập hồ sơ khống thuê trụ sở 816 Sư Vạn Hạnh (P.12, Q.10) rút ra và làm thiệt hại 400 tỷ đồng;

Rút tiền không có chữ ký của chủ tài khoản nhóm Trần Ngọc Bích 5.190 tỷ đồng; Rút 300 tỷ đồng khỏi ngân hàng không có hồ sơ vay làm thiệt hại 300 tỷ ;Rút 903 tỷ đồng dưới hình thức ủy thác đầu tư trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, gây thiệt hại 903 tỷ đồng; Nâng khống giá trị các tài sản đảm bảo để vay trực tiếp tại VNCB 5.000 tỷ đồng. Khoản tiền này đã tất toán 300 tỷ đồng, có tài sản được định giá có lợi nhất cho bị can trị giá 2.605 tỷ đồng, VNCB thiệt hại 2.096 tỷ đồng.

dai an vncb can ap dung hinh phat cao nhat voi pham cong danh
Bị cáo Phạm Công Danh bị VKS đề nghị mức án 30 năm tù.

Trước đó tại phần luận tội, đại diện Viện KSND đã đề nghị HĐXX tuyên phạt Phạm Công Danh 30 năm tù cho hai tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Đề nghị tuyên Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) 24-26 năm tù, Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 22-24 năm tù, Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) 20-22 năm tù…

Tuy nhiên sau phần tranh luận, VKS cũng đề nghị HĐXX cân nhắc khi lượng hình đối với các khoản tiền quyết định thu hồi, xem như các bị cáo đã khắc phục hậu quả. Đối với từng bị cáo, đại diện VKS đánh giá đều khai báo thành khẩn, không hưởng lợi từ hành vi phạm tội… nên VKS hầu hết đề nghị HĐXX tuyên mức án nhẹ hơn chính VKS đã đưa ra.

dai an vncb can ap dung hinh phat cao nhat voi pham cong danh
Các bị cáo tại tòa.

VKS cũng đồng tình với bào chữa của luật sư về nguyên nhân chính dẫn đến việc Phạm Công Danh thực hiện các hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho VNCB. Điều này xuất phát từ việc tiếp nhận Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của VNCB) từ nhóm Phú Mỹ do bà Hứa Thị Phấn làm đại diện, trong tình trạng lỗ lũy kế cao, thanh khoản kém. Phạm Công Danh đã giao 3.600 tỷ đồng, nhưng không được nhóm cổ đông cũ Hứa Thị Phấn chuyển giao tài sản để bán sử dụng vào việc tái cơ cấu ngân hàng.

Liên quan số tiền 5.490 tỷ đồng của nhóm bà Trần Ngọc Bích, VKS đã giữ nguyên quan điểm luận tội, đề nghị thu hồi các khoản tiền này trả vào tài khoản cho bà Bích.

chọn
Giá bất động sản Việt Nam tăng gần 60% trong 6 năm
Giá BĐS tại Việt Nam đã tăng 59% trong giai đoạn 2019 - 2024, cao hơn cả Mỹ, Australia, Nhật Bản, Singapore. Theo TS Cấn Văn Lực, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc "thổi giá, làm giá, té nước theo mưa" vẫn còn tồn tại.