Đắk Lắk: Khắc tinh của hà bá trên dòng Sêrêpốk

Hơn 30 năm sinh sống trên dòng sông Sêrêpốk, ông Hiệu được mọi người biết đến với biệt danh “khắc tinh của hà bá”. Chẳng biết từ lúc nào, cái nghề cứu nạn, vớt xác trôi sông lại trở thành cái duyên gắn bó với cuộc đời ông.
dak lak khac tinh cua ha ba tren dong serepok ‘Hiệp sĩ’ trên sông Sài Gòn
dak lak khac tinh cua ha ba tren dong serepok ‘Hiệp sĩ’ trên sông: (P2): Giữ sinh mạng cho người chưa quen!

Phá bỏ lời nguyền, “cướp cơm" với của hà bá

dak lak khac tinh cua ha ba tren dong serepok
Ngôi nhà lụp xụp của gia đình vợ chồng ông Lê Văn Hiệu ở xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Ông là Lê Văn Hiệu (SN 1965, thôn 6, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Vào vùng đất Tây Nguyên để lập nghiệp từ năm 1987, ông đã gặp và nên duyên cùng bà Lê Thị Qúy (SN 1967). Hai người sinh sống dưới căn nhà nhỏ bên bên dòng Sêrêpốk.

Hơn 30 năm sinh sống cạnh dòng sông dữ, ông và gia đình nhỏ của mình đã chứng kiến biết bao cảnh tượng đau lòng. Ngồi thẫn thờ, ông Hiệu bỗng nhớ lại lần đầu tiên ra tay cứu vớt người gặp nạn, sự việc mặc dù đã trôi qua lâu nhưng khi nghĩ lại vẫn khiến ông day dứt và cảm thấy “vừa thương, vừa giận”.

Hôm đó, khoảng 12h đêm, khi gia đình ông đang say trong giấc ngủ, bỗng giật mình khi nghe tiếng người hô hoán “có người nhảy cầu”. Ngay lập tức, ông cùng người con trai đội mưa vác thuyền và đèn chạy thẳng ra sông, lúc đến nơi ông đã thấy một cô gái chìm hẳn xuống dòng nước chảy siết. Ông và cậu con trai nhanh chóng dùng hết sức lực quần thảo với dòng nước để kéo cô gái lên thuyền, chiếc thuyền nhỏ bé lại phải chịu sức nặng của ba người nên liên tục chao đảo. May mắn, hai bố con đã đưa cô gái trẻ vào bờ an toàn.

Nguyên nhân dẫn đến việc cô gái quyên sinh là vì buồn chồng suốt ngày rượu chè, cờ bạc lại thường xuyên đánh đập vợ con nên cô quyết định tự tử để giải thoát.

“Lúc bơi thuyền ra sông tôi sợ lắm, chiếc thuyền đóng bằng những tấm tôn tạm bợ nên có thể chìm bất cứ lúc nào. Nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ nếu không cứu người ta thì sau này lương tâm sẽ dằn vặt, cắn rứt suốt đời. Cứ thế, tôi bơi thuyền ra sông và đưa người ta vào thôi", ông Hiệu tâm sự.

Khi đề cập đến lời nguyền “không được cướp miếng cơm của hà bá” ông Hiệu lắc đầu: “Ai sợ thì sợ, còn với tôi cái nghề này đã là cái duyên gắn bó với cuộc đời tôi rồi.”

Cứu người bởi cái duyên với nghề

dak lak khac tinh cua ha ba tren dong serepok
Ông Hiệu nhớ lại những câu chuyện “buồn” trên sông dòng Sêrêpốk.

Trải qua nhiều năm cứu vớt người trên sông, ông Hiệu đã quá quen với những tiếng động lạ. Mặc dù ngôi nhà của gia đình ông nằm cách chân cầu hơn 100m, nhưng khi nghe tiếng động ông có thể phân biệt được đâu là tiếng nước bắn lên do người nhảy cầu tự tử, đâu là tiếng của người đi đường vứt đồ.

Ngồi trầm ngâm, ông Hiệu lại nhớ về câu chuyện “chọc giận hà bá” 4 năm về trước. Đó là lần ông cứu một cậu thanh niên tên Tùng, do không có công ăn việc làm ổn định nên anh chán nảnm nghĩ quẩn rồi gieo mình xuống sông tự tử. Sau khi cứu lên gia đình ông Hiệu vẫn phải thức suốt đêm trông coi anh, do sợ thanh niên này lại tiếp tục tìm đến cái chết.

Đến giờ, ông Hiệu vẫn còn nhớ mãi câu nói của Tùng, “cháu đã xem vợ chồng cô chú như bố mẹ thứ hai tái sinh ra cuộc đời cháu, sau này thành đạt nhất định cháu sẽ về báo đáp công ơn cô chú”.

Nghĩ tới đây ông Hiệu lại buồn rầu tâm sự: “Tôi cứu người bởi cái duyên, cái số đã đưa tôi đến với nghề này, với tôi cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp chứ ơn huệ làm gì. Cũng có những người lắm điều, nhiều chuyện lại nghĩ gia đình tôi ham của mới cứu vớt những người tự tử trên sông. Nhưng tôi mặc kệ, mình sống sao để không hổ thẹn với lương tâm và dành chút phước phận lại cho con cháu đời sau là đủ rồi.”

“Bản thân người tự tử thì chết đi là hết nhưng sự đau khổ, day dứt mãi trường tồn với những người còn sống. Cha mẹ đã vất vả, khổ cực để sinh ra chúng ta, chúng ta hãy biết trân trọng và quý lấy mạng sống của mình.” Ông Hiệu nhìn về phía dòng sông đượm buồn nói.

dak lak khac tinh cua ha ba tren dong serepok
Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, trao tặng cho ông Hiệu trong quá trình cứu nạn, cứu hộ tại vụ tai nạn cầu 14 vào 5/2012.

Suốt nhiều năm cứu nạn trên sông, ông Hiệu đã không ít lần cảm thấy day dứt, tự trách bản thân, đó là những lần có người tự tử đúng vào lúc ông đi làm xa, lúc nhận được tin trở về thì đã quá muộn. Sau đó, ông Hiệu đã bỏ ra nhiều ngày liền chèo thuyền rong rủi khắp dòng sông để tìm kiếm xác của những người xấu số, trao trả lại cho gia đình họ.

“Họ có nỗi khổ, họ mới tự tử như vậy. Không cứu được họ, tôi cảm thấy bứt rứt, dày vò lương tâm lắm. Họ chết đã tội rồi, giờ xác còn lưu lạc không nơi dừng chân thì còn tội hơn gấp trăm bề.” Ông Hiệu với nỗi lòng day dứt kể lại.

Cũng có những sự việc đã xảy ra nhiều năm trước nhưng nó cứ theo và ám ảnh ông Hiệu đến tận bây giờ. Đó là vụ tai nạn lật xe vào đêm tháng 5/2012, khi gia đình ông Hiệu chuẩn bị đi ngủ thì nghe thấy nhiều tiếng động mạnh. Khi phát hiện ra chiếc xe khách lật úp dưới mép sông Sêrêpôk kèm theo đó là tiếng khóc trẻ nhỏ gọi mẹ, tiếng rên la vì đau đớn, ông Hiệu đã nhanh chóng lao xuống ứng cứu. Gia đình ông còn hô hoán người đi đường vào giúp đỡ, bên cạnh đó vợ ông đã lấy dao, cuốc xẻng để làm thành đường đưa các nạn nhân lên bờ đi cấp cứu.

“Thời gian sau đó, tôi luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh của những hành khách, đồ đạc, máu me, tôi thấy buồn nhiều hơn khi bản thân mình không đủ sức để cứu thêm nhiều người”, ông Hiệu tâm sự.

Với tấm lòng nhân ái, không quản khó khăn, nguy hiểm để cứu vớt những người gặp nạn trên dòng sông Sêrêpốk. Năm 2012, ông Lê Văn Hiệu đã nhận được nhiều bằng khen tiêu biểu cho những hành động từ tâm của mình.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.