Đề thi môn GDCD thi THPT 2017 có 'quá sức' với học sinh?

Có ý kiến cho rằng, đề thi môn GDCD thi THPT quốc gia 2017 có một số câu hỏi nội dung "quá sức" với trình độ nhận thức pháp luật của học sinh cấp 3.
de thi mon gdcd thi thpt 2017 co qua suc voi hoc sinh cap 3 Thi THPT 2017: Đề thi GDCD không khó, thí sinh dễ đạt 8 điểm
de thi mon gdcd thi thpt 2017 co qua suc voi hoc sinh cap 3 Thi THPT 2017: Thí sinh lớp 12 'mất ăn mất ngủ' trước buổi thi tổ hợp KHXH
de thi mon gdcd thi thpt 2017 co qua suc voi hoc sinh cap 3 Thi THPT: Để không bị 'mất điểm oan' môn GDCD, thí sinh cần nhớ những điều này

Ngày 24/6 vừa qua, các thí sinh trên cả nước đã hoàn thành kỳ thi THPT năm 2017 với bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý và GDCD). Liên quan đến môn GDCD, một số thí sinh và thầy cô đặt thắc mắc trong đề thi môn này có tới 2 câu hỏi "có vấn đề".

de thi mon gdcd thi thpt 2017 co qua suc voi hoc sinh cap 3
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh tư liệu.

Đề thi môn GDCD "chưa tường minh"

Cụ thể, ở câu 115 mã đề 305 có nội dung như sau:

"Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến gia đình anh C bị kỳ thị còn anh C bị trầm cảm. Chị B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây:

A. Kỷ luật.

B. Hành chính.

C. Hình sự.

D. Dân sự.

Đáp án của Bộ GD&ĐT đưa ra là C: Hình sự.

Còn ở câu hỏi số 119 mã đề 301 có nêu: Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này được anh K chia sẻ trên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Chị T và anh P.

B. Giám đốc B. chị T và anh P.

C. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K.

D. Giám đốc B và chị T.

Đáp án của Bộ GD&ĐT là B: Giám đốc B, chị T và anh P.

de thi mon gdcd thi thpt 2017 co qua suc voi hoc sinh cap 3
Câu hỏi 119 mã đề 301 môn GDCD thi THPT quốc gia 2017 và đáp án khoanh đỏ mà Bộ GD&ĐT đưa ra.

Trao đổi về hai câu hỏi trong các mã đề thi trên, một giáo viên dạy môn GDCD ở một trường THPT nổi tiếng của Hà Nội cho biết: "Câu 115 mã đề 305 thể hiện ranh giới giữa xử lý hình sự và xử lý hành chính là khá mong manh. Để xử lý hình sự thì phải cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, dữ liệu trong câu hỏi đưa ra lại chưa đầy đủ

Điều tương tự cũng xảy ra ở câu 119 mã đề 301, nếu là vi phạm bí mật nhà nước thì đúng, nhưng đây là bí mật thư tín, điện tín thì lại không chính xác. Câu hỏi cũng chưa tường minh để thí sinh có thể định hình được nội dung và trả lời chính xác. Ngoài ra, ở đề bài đưa ra định nghĩa “công văn mật” là gì cũng gây khó khăn cho học sinh".

Đề thi cần thêm dữ liệu

Để làm rõ thêm vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư (LS), Thạc sĩ Luật học Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

de thi mon gdcd thi thpt 2017 co qua suc voi hoc sinh cap 3
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Ảnh: NVCC.

LS Đặng Văn Cường cho hay, ở câu 115 mã đề 305, nếu thêm giả định thì có thể có các đáp án sau:

- Nếu chị B là cán bộ, công chức, viên chức, Đảng viên thì chọn các đáp án: A+C+D bởi khi đó, B sẽ bị xử lý hình sự về tội vu khống, phải bồi thường thiệt hại và còn bị kỷ luật công chức, kỷ luật Đảng.

- Nếu chị B không phải là Đảng viên, không phải là cán bộ, công chức, viên chức thì chọn đáp án C và D: Bị xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại.

- Nếu B chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chọn đáp án B là xử lý hành chính.

Bên cạnh đó, theo LS Cường cho rằng: "Ở câu 119 mã đề 301, cụm từ "Công văn mật" ở đây có thể hiểu là văn bản có đóng dấu MẬT lưu hành nội bộ, không được phát tán.

- T và P biết tài liệu không phải của mình mà vẫn bóc ra và phát tán trên mạng xã hội. Còn ông B không may làm thất lạc chứ không chủ ý làm lộ thông tin mật. Nếu T và P đưa cho K phát tán thì K cũng sai phạm, nếu K phát tán từ thông tin công khai trên mạng thì K không vi phạm (nội dung này đề chưa rõ).

Vì vậy, đáp án đúng là A (Chị T và P xâm phạm Thư tín của người khác), không thể chọn đáp án B, C và D bởi giám đốc B không cố ý xâm phạm tới Thư tín của người khác".

Căn cứ theo Điều 122 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội vu khống như sau:

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

C) Đối với nhiều người;

D) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; Đ) Đối với người thi hành công vụ;

E) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 125, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 quy định: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác

1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 - 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến 5 năm.

Ngoài ra, LS Đặng Văn Cường nhận định: "Đề này là quá sức với học sinh THPT. Các em chỉ có thể có được đáp án đúng nếu học sinh nắm bắt được kiến thức pháp luật một cách đầy đủ, có hệ thống và biết kiến thức về định tội danh của chương trình đào tạo cử nhân đại học. Ngoài ra còn phải nắm bắt được các điều luật trên của Bộ luật Hình sự hiện hành thì mới trả lời đúng được".

de thi mon gdcd thi thpt 2017 co qua suc voi hoc sinh cap 3 Đề thi chính thức môn Giáo dục công dân THPT quốc gia 2017

Hiện tại, đã có đề thi chính thức môn Giáo dục công dân thuộc bài thi tổ hợp Khoa học xã hội (KHXH), các thí ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.