Đề xuất 2 ha tầng hầm Công viên 23-9 cho xe buýt

Sở GTVT TP HCM đề xuất được sử dụng tổng mặt bằng tại Công viên 23-9 là 2 ha tầng hầm (-1) cho giao thông công cộng.

Sau khi Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở QH-KT khẩn trương hoàn thành phương án chỉnh trang, thủ tục pháp  có liên quan để khởi công cải tạo Công viên 23-9 vào đầu năm 2020, Sở GTVT đã có kiến nghị nhằm đảm bảo diện tích cho bến xe buýt phát triển trong tương lai.

Đáp ứng phát triển giao thông công cộng

Trao đổi với PV, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản giao thông công cộng, cho biết bãi trung chuyển xe buýt tại Công viên 23-9 vẫn hoạt động bình thường, đây là bãi trung chuyển quan trọng trong việc điều phối xe hiện nay. Đồng thời việc mở rộng, có đề án xây dựng nhằm đảm bảo diện tích cho bến xe buýt phát triển là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Sở GTVT cũng cho hay quy hoạch của UBND TP về đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2.000 khu trung tâm hiện hữu TP HCM đã xác định: Công viên 23-9 được định hướng quy hoạch là không gian công cộng có quy mô lớn trong khu vực trung tâm TP. Bên cạnh đó, công viên còn đóng vai trò đầu mối giao thông công cộng quan trọng trong tương lai với nhà ga tàu điện ngầm trung tâm, bến xe buýt và bãi đậu xe ngầm dưới công viên.

Qua đó Sở GTVT đã nghiên cứu, rà soát về nhu cầu đỗ xe hiện tại và tương lai nhằm đáp ứng việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Từ đó Sở GTVT đã đề xuất tổng diện tích mặt bằng dành cho bến xe buýt tại khu vực Công viên 23-9 là 2 ha, bố trí tại tầng hầm (-1) thuộc khu B công viên.

Riêng phần diện tích dành cho bến xe buýt tại khu vực ngầm dưới đường Hàm Nghi được quy hoạch là 1,05 ha, phục vụ kết nối nhà ga URMT (metro) và tuyến BRT (buýt nhanh).

Vì vậy, trạm trung chuyển trên bến Hàm Nghi có vai trò vô cùng quan trọng, đảm nhận chức năng kết nối với hệ thống các nhà ga phục vụ vận tải hành khách lớn (kết nối với hệ thống các nhà ga tuyến metro số 1, 2, 3A và 4). Dự kiến đến năm 2030, ngoài 31 tuyến xe buýt hiện hữu, trạm này sẽ bố trí thêm 14 tuyến, nâng tổng số lên 45 tuyến.

Sở GTVT cho biết đơn vị đề xuất tổng diện tích cho khu vực này là 14.145 m2 (chưa bao gồm diện tích xây dựng lối lên xuống tầng hầm), đã bao gồm 6.000 m2 xe gắn máy. Sau khi mạng lưới các loại hình vận tải hành khách công cộng được hình thành (xe buýt, metro, BRT...) và hoàn chỉnh đồng bộ, Sở GTVT sẽ phối hợp với Sở QH-KT rà soát diện tích mặt bằng tại các bến xe buýt và đề xuất chuyển đổi công năng một phần diện tích khi không có nhu cầu khai thác (nếu có).

Hào hứng trước quy hoạch xây dựng tầng hầm và bãi đậu xe máy cho người di chuyển bằng các phương tiện công cộng ở khu vực Công viên 23-9 trong thời gian tới, anh Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: “Việc xây dựng một nơi đậu xe cho người đi xe máy là hết sức cần thiết, bởi hiện nay tôi muốn gửi xe để đi xe buýt cho tiện hoặc muốn vui chơi, giải trí ở khu vực công viên cũng khó khăn. TP thực sự có quy hoạch đáp ứng được nhu cầu cho người đi xe buýt thì người dân sẽ ủng hộ và sử dụng phương tiện này nhiều hơn”.

Đề xuất 2 ha tầng hầm Công viên 23-9 cho xe buýt - Ảnh 1.

Công viên 23-9 đang trong quá trình di dời các công trình nổi để tiến hành chỉnh trang vào đầu năm 2020. (Ảnh: ĐÀO TRANG)

Phải đưa vào đề án tổng thể

Ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTVT TP HCM, cho biết việc xây dựng bãi giữ xe gắn máy cho người đi xe buýt là vô cùng quan trọng. Hiện TP đang có dự án giao thông xanh nhằm khai thác tuyến xe buýt BRT chạy từ Bến xe Miền Tây mới (khu vực An Lạc) - Bến xe Miền Đông mới.

Trên tuyến xe buýt buộc phải có bãi giữ xe để khuyến khích người đi xe buýt đến đó gửi xe và đi lại, không những phục vụ cho học sinh nói riêng mà kể cả các đối tượng khác.

“Chính vì vậy, Sở GTVT đã xác định vị trí bãi giữ xe trên vỉa hè đường Hàm Nghi cần phải cân đo đong đếm sự thuận lợi và hạn chế của bãi giữ xe đối với người dân và địa bàn. Đồng thời Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với Ban quản đầu tư xây dựng công trình giao thông về việc xây dựng bãi giữ xe nằm rải rác trên tuyến chứ không riêng gì quận 1” - ông Hưng cho biết.

Theo chuyên gia quy hoạch đô thị Ngô Viết Nam Sơn, đề xuất của Sở GTVT như vậy là hợp trong việc phát triển giao thông công cộng. Khu vực Bến Thành là đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả TP, theo định hướng thì tất cả đầu mối giao thông đều dẫn về đây. Từ Bến Thành sẽ kết nối giao thông đi các nơi, tuy nhiên với vai trò của Sở GTVT thì cần đưa thông tin chi tiết hơn.

Cụ thể, khu Bến Thành thì xử metro các tầng ra sao, vị trí đầu mối xe buýt cần có nhiều vị trí hơn và cần có sự kết nối giữa các mảng giao thông với nhau. Tất cả điều này phải đưa ra một đề án chi tiết và tổng thể thì mới có thể phục vụ giao thông lâu dài được.

Hơn nữa, Sở GTVT đang sử dụng công viên làm đầu mối giao thông như vậy có phù hợp không? Bởi mảng xanh của TP đã quá nhỏ hẹp và nếu TP sử dụng diện tích này cho các phương tiện công cộng thì nên bù lại một khoảng xanh khác.

“Không thể nói sử dụng phương tiện công cộng nên không cần làm bãi đậu xe mà việc làm bãi đậu xe là hết sức cần thiết để người dân có sự lựa chọn. Sở dĩ người dân chưa sử dụng phương tiện công cộng là chưa có bãi đậu xe, giao thông chưa có sự kết nối. Nếu TP đáp ứng được các yêu cầu trên thì phương tiện công cộng sẽ có nhiều người sử dụng” - ông Nam Sơn nói.

Trước đó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong yêu cầu các công trình ở Công viên 23-9 phải di dời, chuẩn bị hoàn trả mặt bằng để Nhà nước tiến hành chỉnh trang công viên vào đầu năm 2020.

Theo đó, Sở TN&MT chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất chấm dứt hợp đồng cho thuê và yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư thương mại Cửu Long phải tháo dỡ, hoàn trả mặt bằng; bàn giao ngay mặt bằng đang khai thác phía trên công viên cho Sở Xây dựng tiếp nhận, quản lí. Riêng khu vực tầng hầm do Công ty TNHH Đầu tư thương mại Cửu Long đang khai thác được duy trì cho đến khi dự án khởi công vào năm sau.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.