Điện thoại gây hại cho trẻ em không khác... ma túy | |
Thay đổi những thói quen làm hại giấc ngủ của bạn | |
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá |
Trẻ sinh ra không có hậu môn hay còn gọi là dị tật hậu môn trực tràng hay hậu môn lạc chỗ. Đây là rối loạn trong giai đoạn hình thành phôi thai ở tháng thứ nhất hoặc thứ 2 của thai kỳ.
Dị tật không có hậu môn là một dị tật hiếm gặp ở trẻ sơ sinh, khoảng 1/5.000 trẻ. 90-95% trường hợp không hậu môn là có rò (đường rò này có thể ra tầng sinh môn, rò vào niệu đạo hay bàng quang ở bé trai, âm đạo ở bé gái), 5-10% trường hợp là không có đường rò.
Đa số trẻ dị tật hậu môn trực tràng là không có lỗ hậu môn. Trẻ sơ sinh sau 24h ra đời không đi tiểu được, chứng tỏ trực tràng, hậu môn có vấn đề và cần được can thiệp gấp nếu không rất nguy hiểm.
Không hậu môn - đường rò trực tràng vào bàng quang (Ảnh: phẫu thuật nhi) |
Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của dị tật không có hậu môn nhưng nhiều nhận định cho rằng, các yếu tố có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh như: mẹ bị nhiễm virus, tiếp xúc với tia phóng xạ hay dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.
Ngày nay, việc tầm soát dị tật không hậu môn được làm thường xuyên ở các bệnh viên sản nên trẻ có các dị tật này được phát hiện rất sớm từ lúc sơ sinh. Các dấu hiệu giúp chẩn đoán bệnh: bụng trướng, tiểu ra phân, không đi phân su…Một số trẻ có đường rò ở da hay âm hộ vẫn đi phân su bình thường và có thể chỉ được phát hiện khi lớn hơn.
(Ảnh: thanh niên) |
Không có hậu môn được chia làm 2 loại cao và thấp, tương ứng với cách điều trị khác nhau.
- Thể thấp: Gặp trong 90% trường hợp, sau sinh khám thấy trẻ không có hậu môn, nhưng có một đường dò nhỏ xì phân ra dưới da, đổ ra bìu của trẻ trai hay đổ vào phía ngoài bộ phận sinh dục trẻ gái. Trong trường hợp này, bé có thể được phẫu thuật làm ngay hậu môn thật. Chức năng hoạt động của hậu môn thường tốt về sau, trẻ có thể tự đi cầu bình thường.
- Thể cao: Trẻ sinh ra hoàn toàn không thấy vết tích của hậu môn thật, không có đường dò phân dưới da, hoặc nếu có đường dò thì phân cũng đổ vào đường tiểu hoặc đường sinh dục ở trên cao như vào âm đạo, niệu đạo hoặc cổ bàng quang. Ở bé gái, một số ít trường hợp phức tạp hơn: trực tràng, bộ phận sinh dục và đường tiểu cùng đổ chung vào một lỗ. Trường hợp này, khi sinh ra trẻ được làm hậu môn tạm và đi tiêu bằng một lỗ trên thành bụng. Sau vài tháng, bác sĩ sẽ tiến hành làm hậu môn thật phía dưới. Hậu môn này được nong dần cho đến khi đạt được kích thước bình thường. Khi ấy, trẻ sẽ được phẫu thuật đóng hậu môn tạm trên thành bụng và đi cầu bên dưới như trẻ bình thường.
Tạo hình hậu môn (Ảnh: phẫu thuật nhi) |
Mới đây, tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, một bé trai được sinh thường đủ tháng, cân nặng 3,2 kg, phản xạ tốt nhưng không có hậu môn. Các bác sĩ đã hạ bóng trực tràng (đoạn ruột cuối cùng có hình dáng phình ra như cái túi) xuống và tạo hình hậu môn cho bé. Cách này không chỉ rút ngắn thời gian điều trị mà còn giảm nguy cơ biến chứng. Ca mổ diễn ra hơn một giờ, bé đã được tạo hình hậu môn thành công và chuyển về khoa Sơ sinh chăm sóc.
Ca mổ tạo hình hậu môn cho bé (Ảnh: bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh) |
Trẻ có dị tật không hậu môn có thể kèm theo nhiều dị tật khác như: tim mạch, hô hấp, cột sống, thận niệu, xương cùng cụt, hội chứng down…Để phòng dị tật bẩm sinh, các cặp vợ chồng cần chuẩn bị sức khoẻ tốt khi quyết định sinh con. Người mẹ cần tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh trước khi có thai như vắc-xin phòng bệnh rubella, cúm.
Trước và trong khi mang thai, bà bầu nên đi tiêm những loại vắc-xin cần thiết |
Trong thời gian mang thai không nên tiếp xúc với hoá chất độc hại, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ăn đủ chất dinh dưỡng, giữ tinh thần luôn thoải mái. Nếu trong gia đình có người bị dị tật, khi mang thai cần đi thăm khám thường xuyên hơn những người bình thường để kịp thời được tư vấn hướng dẫn biện pháp chăm sóc thai sản và sau sinh.
Hiện nay, dị tật này thường được điều trị từ lúc sinh, cố gắng đưa trẻ nhanh chóng trở về cuộc sống bình thường, tái hòa nhập với cộng đồng.
Những cách xử trí khi bị phơi nhiễm HIV | |
Lý do Bộ Y tế cấm gây tê tủy sống khi sinh mổ? | |
Thực hư thông tin BV Phụ sản Hải Phòng trao nhầm con cho sản phụ |