Đi tìm lời giải về biểu tượng trứng và thỏ trong ngày lễ Phục sinh

Mỗi năm khi lễ Phục Sinh đến gần, hình ảnh những quả trứng Phục Sinh được trang trí đầy mà sắc và những chú thỏ lại xuất hiện khắp mọi nơi. Vậy hai biểu tượng này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì trong ngày lễ quan trọng này?

Ý nghĩa ngày lễ Phục Sinh từ trong Kinh Thánh

Ngày lễ Phục sinh bắt nguồn từ cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô: Theo Kinh Thánh, sau khi kết thúc bữa ăn cuối cùng, Chúa Jesus bị một môn đệ có tên Judas bán đứng và giao nộp Ngài cho các Thượng tế Do Thái. Đám người này ra sức hãm hại Chúa Jesus và ép Tổng đốc Philato phải giết Ngài ngay lập tức. 

Kết quả, Chúa Jesus bị bắt đội vòng gai trên đầu, vai vác thập giá trèo lên đồi Golgotha trong sự đau đớn tột cùng. Sau cùng, chúng treo Ngài lên và hành hình bằng cách đóng đinh Ngài vào thập giá đó.

Đi tìm lời giải về biểu tượng trứng và thỏ trong ngày lễ Phục sinh - Ảnh 1.

Chúa Jesus sống lại từ trong hang đá và hiện ra loan báo tin mừng.

Sau khi chết, Chúa Jesus được an táng trong một hang đá với sự canh giữ nghiêm ngặt của binh lính. Ba ngày sau, người ta phát hiện cửa mộ đã bị dịch chuyển và không ai tìm thấy thân xác Đức Ki-tô nơi đâu, chỉ thấy khăn liệm vẫn còn đó. 

Ngay lúc ấy, Chúa Jesus liền hiện ra, phán rằng Ngài đã sống lại và nhờ họ đi loan báo tin mừng.

Ý nghĩa qua sự hồi sinh từ cái chết

Sự sống lại của Chúa Jesus minh chứng cho tình yêu của Chúa dành cho con người và cũng để chứng minh lời Thiên Chúa Cha đã phán rằng Ngài sẽ sai con một của mình "xuống thế làm người, chịu nạn, chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ".

Sự kiện lễ Phục Sinh cũng khẳng định niềm tin vào Thiên Chúa trong cộng đồng Ki-tô Giáo, rằng Chúa Jesus đã chết đi và sống lại, Ngài sẽ ban phước lành cho những ai sống lương thiện và thành tâm sám hối để được trở về cùng Ngài tại nước thiên đàng.

Lễ Phục Sinh không được ấn định cụ thể vào một ngày nhất định nào trong năm. Ngày lễ được tổ chức vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 hàng năm để tưởng nhớ màu nhiệm tái sinh của Chúa. Đây được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của các tin đồ Ki-tô Giáo.

Biểu tượng trứng và thỏ trong ngày lễ Phục Sinh

Trứng Phục Sinh – biểu tượng của sự tái sinh

Trứng Phục Sinh là biểu tượng của sự sống mới, là đại diện cho hình ảnh tái sinh thiêng liêng của Chúa Jesus từ hang đá. Vào thế kỉ thứ VIII, trứng Phục Sinh bắt đầu phổ biến và được xem là món quà ý nghĩa để tặng cho nhau vào ngày lễ quan trọng này.

Đi tìm lời giải về biểu tượng trứng và thỏ trong ngày lễ Phục sinh - Ảnh 2.

Trứng Phục Sinh được trang trí với nhiều màu sắc và họa tiết đẹp mắt.

Theo truyền thống, chỉ những đứa trẻ ngoan mới nhận được những quả trứng này vào ngày lễ Phục Sinh.

Thời xưa, trứng Phục Sinh được làm bằng cách luộc chính và nhuộm màu (chủ yếu là đỏvà xanh dương), sau đó sẽ trang trí tùy thích để quả trứng trở nên bắt mắt. 

 Ngày nay, nhiều phiên bản mới của trứng Phục Sinh ra đời. Chúng có thể được làm từ sô cô la với nhiều hương vị và hình dáng khác nhau hoặc làm từ nhựa với bên trong quả trứng là những món quà nhỏ.

Đi tìm lời giải về biểu tượng trứng và thỏ trong ngày lễ Phục sinh - Ảnh 3.

Trứng Phục Sinh sẽ được giấu ở nhiều nơi để trẻ em đi tìm.

Trứng Phục Sinh cũng mang đến nhiều trò chơi dành cho trẻ em. Theo đó, người lớn sẽ giấu những quả trứng đầy màu sắc này ở các gốc cây, bãi cỏ hay một nơi bí mật để trẻ em đi tìm. 

Phần thưởng của chúng sẽ là thỏi kẹo sô cô la ngọt ngào, một món quà nhỏ nằm trong quả trứng nhựa hay thậm chí có cả tiền mừng tuổi.

Đi tìm lời giải về biểu tượng trứng và thỏ trong ngày lễ Phục sinh - Ảnh 4.

Trứng Phục Sinh đắt giá năm 1894 của Vua Alexander III.

Lịch sử thế giới cũng có không ít những quả trứng Phục Sinh xa xỉ, được làm hoàn toàn từ kim cương, vàng ngọc đắt tiền như: trứng Phục Sinh năm 1894 của Vua Alexander III, trứng Faberge Coronation Egg năm 1987 của Sa hoàng Nicholas II, The Rose Trellis Easter Egg năm 1907, Danish Palaces năm 1890…

Thỏ Phục sinh – biểu tượng của sự sinh nở

Tại nhiều quốc gia, thỏ vốn là biểu tượng của sự sinh sản và sức sống mạnh mẽ. Thực tế, thỏ là động vật đẻ con. Vậy vì sao thỏ đẻ con mà lại gắn liền với hình ảnh những quả trứng?

Đi tìm lời giải về biểu tượng trứng và thỏ trong ngày lễ Phục sinh - Ảnh 5.

Cùng với trứng, thỏ là biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh.

Theo một câu chuyện xa xưa, từ thời Trung cổ, người nông dân phải trả tiền thuê đất cho địa chủ bằng một phần lớn số nông sản do mình làm ra. 

Thế nên, trong thời gian ăn chay trước lễ Phục Sinh, họ đã tích trữ sẵn cho mình nhiều trứng và những con thỏ mà họ săn bắt được đem giao nộp cho chủ đất. Từ đó, hình ảnh thỏ và trứng đã gắn liền với lễ Phục Sinh.

Một truyền thuyết khác lại cho rằng, thỏ Phục Sinh sẽ là người phân định xem đâu là những đứa trẻ ngoan và tặng chúng những quả trứng xinh xắn vào đêm muộn trước ngày lễ. Hình ảnh thỏ Phục Sinh đóng vai trò không khác gì thánh Santa Claus – ông già tốt bụng, chuyên đi khắp nơi phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng Sinh.

Đi tìm lời giải về biểu tượng trứng và thỏ trong ngày lễ Phục sinh - Ảnh 6.

Những chú thỏ có nhiệm vụ tặng những quả trứng xinh xắn cho mọi người vào lễ Phục Sinh.

Câu chuyện về nữ thần mùa xuân Eastre – cái tên khởi nguồn của Easter (lễ Phục Sinh) cũng có thể xem là một cách lí giải cho biểu tượng này. Tương truyền trong một lần hối lỗi vì mang mùa xuân đến muộn, Eastre vô tình nhìn thấy một chú chim sắp chết vì băng tuyết phủ kín cả đôi cánh. 

Tiếc thương thay vì chú chim không thể bay được nữa, nữ thần hóa phép cho nó trở thành một con thỏ xinh đẹp với khả năng chạy thật nhanh để trốn tránh kẻ thù và đặc biệt, nó cũng có thể để trứng như chim. 

Tuy nhiên, trong một lần mắc sai phạm, thỏ thần khiến Eastre giận dữ và ném nó lên trời. Sau đó, thỏ thần bị hóa thành chòm sao Lepus và chỉ được xuống trần gian mỗi năm một lần để thực hiện nhiệm vụ tặng trứng vào dịp lễ Phục sinh cho mọi người.


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.