Địa ốc Alibaba 'vẽ' 29 dự án ảo ở Đồng Nai, công an đang 'đợi' tố cáo

Theo Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, các dự án mà Công ty cổ phần địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) bán cho người dân đều là dự án ảo, không có tính pháp lý, nếu có hợp đồng mua bán, người dân có thể kiện.
avatar_1569300452878

Các dự án địa ốc Alibaba rao bán ở Đồng Nai đều là dự án ảo, tự vẽ lên chứ chính quyền chưa cấp phép. (Ảnh: Lê Lâm)

Vẽ dự án ảo trên đất nông nghiệp

Theo ông Đặng Minh Đức, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, thời gian qua Công ty Alibaba rao bán đất nền của 29 dự án trên địa bàn Đồng Nai, Trong đó, H.Long Thành có 27 dự án, 1 dự án tại H.Nhơn Trạch và 1 dự án tại H.Xuân Lộc.

Choáng với những con số ngàn tỉ cực "khủng" trong vụ án địa ốc Alibaba

UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định đối với tất cả 29 dự án trên, chính quyền tỉnh Đồng Nai chưa ban hành bất cứ một quyết định nào liên quan đến việc thỏa thuận địa điểm, chủ trương đầu tư, giao đất hay cho thuê đất để Công ty Alibaba thực hiện dự án bất động sản trên địa bàn. Hiện trạng các dự án này đều là đất nông nghiệp, để trống hoặc trồng tràm, và Công ty Alibaba tự vẽ dự án trên giấy rồi phân lô bán nền.

Tại H.Long Thành, địa ốc Alibaba chọn xã Long Phước làm "thủ phủ" khi “vẽ” ra 20 dự án trên địa bàn xã Long Phước. Đồng thời Công ty Alibaba lập ra 2 văn phòng giao dịch tại đây, một văn phòng nằm ngay Quốc lộ 51, tồn tại hợp pháp do có sẵn căn nhà xây từ trước, văn phòng còn lại có diện tích 302,6 m2, cách Quốc lộ 51 khoảng 500 m là xây dựng trái phép.

Địa ốc Alibaba 'vẽ' 29 dự án ảo ở Đồng Nai, công an đang 'đợi' tố cáo - Ảnh 3.

Văn phòng Công ty Alibaba trên Quốc lộ 51 không một bóng người sau khi Nguyễn Thái Lĩnh và Nguyễn Thái Luyện bị bắt. (Ảnh: Lê Lâm)

Thời điểm trước, hàng ngày luôn có hàng chục nhân viên Công ty Alibaba ngồi làm việc tại hai văn phòng này, khi thấy ai chụp ảnh, quay phim, nhân viên Công ty Alibaba đều xét hỏi, ngăn cấm.

Tuy nhiên sau khi Tổng giám đốc Alibaba Nguyễn Thái Lĩnh cùng anh trai Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba, bị công an bắt, văn phòng nằm ở mặt tiền Quốc lộ 51 không một bóng người, còn văn phòng xây dựng trái phép đã bị tháo dỡ theo yêu cầu của chính quyền xã Long Phước.

Địa ốc Alibaba 'vẽ' 29 dự án ảo ở Đồng Nai, công an đang 'đợi' tố cáo - Ảnh 4.

Còn đây là văn phòng xây dựng trái phép bị tháo dỡ. (Ảnh: Lê Lâm)

Người dân làm gì để đòi lại tiền?

Theo ông Dương Bình, cán bộ địa chính xã Long Phước, các dự án tại Long Phước chủ yếu do Nguyễn Thái Lĩnh đứng tên.

“Hiện trạng các khu đất trên đến nay vẫn là đất trống, chỉ có 3 con đường tại 3 dự án được xây dựng với sự đồng ý của UBND H.Long Thành. Cái này huyện căn cứ vào quy định số 25 của UBND tỉnh Đồng Nai trước đây về hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng để chấp thuận.”, ông Dương Bình nói.

Địa ốc Alibaba 'vẽ' 29 dự án ảo ở Đồng Nai, công an đang 'đợi' tố cáo - Ảnh 5.

Trước đó, tại văn phòng xây dựng trái phép này hoạt động tấp nập, luôn có hàng chục nhân viên Công ty Alibaba tại đây. (Ảnh: Lê Lâm)

Ông Dương Bình cũng cho hay từ trước tới nay chưa nhận được đơn của người dân phản ánh về các dự án này. Theo ông Bình, các giao dịch diễn ra tại văn phòng ở TP HCM, đa số người mua cũng ở TP HCM nên có khiếu nại chắc cũng tập trung tới đó.

Ngày 23/9, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc người dân mua đất tại các dự án của Công ty Alibaba thì có lấy được đất hay đòi lại tiền không, Chủ tịch UBND H.Long Thành Võ Tấn Đức nói: “Tiền thì giờ Bộ Công an phong tỏa, đang kêu người dân nộp đơn tố cáo để có căn cứ xử . Còn về đất, vì là dự án ảo do Công ty Alibaba tự vẽ lên, chưa được sự cho phép của chính quyền nên không có căn cứ pháp . Không ai được phân lô bán nền cũng như xây dựng trên đó”.

Đối với 3 công trình xây dựng đường tại 3 dự án mà huyện chấp thuận, ông Võ Tấn Đức nói rằng nếu bây giờ Công ty Alibaba có nhu cầu xin làm dự án thì huyện sẽ hướng dẫn làm theo quy định 03 mới của UBND tỉnh Đồng Nai để được hợp pháp. Đó là phải lập bản vẽ, xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tiền chuyển mục đích sử dụng từ nông nghiệp lên thổ cư…

Địa ốc Alibaba 'vẽ' 29 dự án ảo ở Đồng Nai, công an đang 'đợi' tố cáo - Ảnh 6.

Tất cả dự án địa ốc Alibaba rao bán trên địa bàn Đồng Nai đều là dự án ảo, tự vẽ ra chứ chính quyền chưa cấp phép. (Ảnh: Lê Lâm)

"Lãnh đạn" vì bất chấp cảnh báo

Cùng ngày, trao đổi Thanh Niên, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai Đặng Minh Đức bày tỏ chia sẻ với những nạn nhân của Công ty Alibaba.

Tuy nhiên, ông Đặng Minh Đức cho rằng cũng do người dân đã bất chấp cảnh báo, tuyên truyền của chính quyền lao vào mua đất để rồi mắc bẫy.

Theo ông Đặng Minh Đức, khi mua bán thì giữa hai bên có hợp đồng dân sự, nên người dân có thể căn cứ vào hợp đồng đó để kiện Công ty Alibaba ra tòa đòi lại quyền lợi.

Kêu gọi người dân đến trình báo

Theo Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai, tại Đồng Nai có khoảng 600 khách hàng mua đất của Công ty Alibaba. Hiện Phòng cảnh sát kinh tế đã và đang phối hợp với Công an các huyện rà soát danh sách, gửi thư mời lên làm việc. Thông qua báo chí, Phòng cảnh sát kinh tế kêu gọi người dân mua đất của địa ốc Alibaba hãy chủ động đến công an trình báo.
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.