Điều gì sẽ thay đổi trong 'cuộc chiến' chống Covid-19 khi công bố là đại dịch?

Đêm qua (11/3), từ Thụy Sĩ, các lãnh đạo của WHO đã chính thức tuyên bố dịch bệnh hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19) là đại dịch toàn cầu.

Ngay trong tuyên bố Covid-19 là đại dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề cập đến mức độ hờ hững đáng báo động về dịch bệnh của các quốc gia, và buộc các quốc gia cần thực hiện ngay các bước tiếp theo để ngăn chặn virus corona.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh trong buổi tuyên bố rằng: "Mọi quốc gia cần phải công khai chiến lược ngay bây giờ". 

"Chúng tôi đã đánh giá sát sao dịch bệnh này trong suốt thời gian qua và cảm thấy quan ngại sâu sắc cả về mức độ lây lan nghiêm trọng và thái độ hờ hừng đáng báo động của các quốc gia.

Tuyên bố Covid-19 là đại dịch không làm thay đổi những đánh giá, nhận định của tổ chức về loại virus này, cũng như không làm thay đổi những gì mà WHO và các quốc gia đang làm," ông nói thêm.

Thế giới sẽ thay đổi những gì sau khi Covid-19 trở thành đại dịch - Ảnh 1.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: The telegraph)

Ông Tedros sau đó cũng đưa ra những lời khuyên cho các chính phủ về cách chuẩn bị và ứng phó với đại dịch này.

"Tôi kêu gọi các quốc gia chuẩn bị sẵn sàng và mở rộng phương án ứng phó khẩn cấp, tuyên truyền cho người dân về những rủi ro và cách để tự bảo vệ mình, về cách cách li, kiểm tra và xử lí mọi trường hợp nhiễm Covid-19, chuẩn bị sẵn sàng bệnh viện và đào tạo nhân viên y tế của bạn."

Bình luận về tuyên bố, Tiến sĩ Nathalie MacDermott, Giảng viên Lâm sàng học thuật NIHR tại Đại học King, London, cho biết:

"Việc thay đổi cách gọi không làm thay đổi bất cứ điều gì vì thực tế thế giới đã và đang làm những việc phải làm trong nhiều tuần qua để chuẩn bị cho một đại dịch tiềm tàng, điều mà tổ chức WHO đã hi vọng các nước triển khai một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên việc gọi dịch Covid-19 thành đại dịch sẽ giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của các quốc gia trên toàn thế giới trong việc hợp tác, cởi mở với nhau hơn để trở thành một mặt trận thống nhất cùng chiến đấu với đại dịch này."

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.