Obon là một sự kiện Phật giáo lớn được tổ chức hàng năm ở Nhật Bản trong tháng 7 âm lịch. Người ta tin rằng vào thời gian Obon, linh hồn của tổ tiên sẽ trở lại dương gian thăm người thân. Ngày nay, lễ hội này cũng trở thành dịp để sum họp gia đình và thể hiện tình yêu thương đối với những người còn sống. (Ảnh: Japan Times) |
Theo truyền thống, đèn lồng được treo trước nhà để hướng dẫn tinh thần của tổ tiên, điệu nhảy Obon (Bon Odori) được thực hiện, các ngôi mộ được viếng thăm và các món ăn được làm tại bàn thờ và đền thờ . Người ta còn thả đèn trên sông để cầu nguyện cho linh hồn đã khuất. (Ảnh: Japan Travel) |
Lễ hội Obon của người Nhật Bản có đến 3 mốc thời gian tổ chức tùy theo địa phương: Bon tháng bảy (Shichigatsu Bon): 15 – 7 dương lịch, Bon cũ (Kyu Bon): 15 – 7 âm lịch, Bon tháng tám (Hatchigatsu Bon): 15 – 8 dương lịch. Trong đó, Hatchigatsu Bon là lễ hội lớn nhất được tổ chức tại Kyoto và thu hút lượng lớn người dân và khách du lịch tham gia. (Ảnh: Japan Times) |
Tương truyền, vũ điệu Bon-Odori được bắt nguồn từ câu chuyện về Phật tử Mokuren. Đến nay, điệu nhảy Bon-Odori đã phát triển thành rất nhiều phong cách khác nhau và ngay cả nhạc nền cũng tùy theo từng vùng. Kiểu truyền thống điển hình là các vũ công nhảy múa vòng tròn quanh một giàn gỗ gọi là Yakura. (Ảnh: Kyodo News) |
Trong lễ hội Hatchigatsu Bon tổ chức ở Kyoto, 5 chữ Đại, Diệu, Pháp, Thuyền và chữ Đại nhỏ lần lượt được thắp sáng bằng lửa trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, ấm áp và hùng vĩ. Người Nhật Bản tin rằng ánh sáng ấy sẽ dẫn lối cho các linh hồn quay về trời một cách thanh bình và an lạc. (Ảnh: Japan Times) |
Lễ hội ngoài các điệu múa và nghi thức trang nghiêm còn có các quầy bán đồ lưu niệm và quầy ẩm thực dành cho du khách đến dự hội. Vật phẩm thường được chế biến tinh xảo, nhỏ nhắn và truyền tải nét đẹp văn hóa truyền thống của Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo News) |
Mỗi dịp lễ Obon, các đền chùa trên khắp nước Nhật lại tấp nập người dân và du khách đến thăm viếng, nguyện cầu cho người thân, cho cả linh hồn đã khuất và người đang còn sống. (Ảnh: Matcha-Japan) |
Takoyaki là một món ăn nhẹ nổi tiếng của Nhật Bản và thường được thưởng thức trong dịp lễ Obon. Takoyaki được làm từ bột bánh kếp, vo thành viên tròn và có nhân là bạc tuộc chiên. Khi ăn, người ta thường chan nước sốt okonomiyaki, katsuobushi (vảy cá ngừ khô) và aonori (rong biển xanh khô) lên bánh, tạo nên hương vị tuyệt vời. (Ảnh: Japan Times) |
Kết thúc lễ hội Obon, người Nhật Bản sẽ thả vô số những đèn hoa đăng trên mặt nước, còn gọi là nghi thức Togo Nagashi. Đây được thay cho lời chào tạm biệt để các linh hồn tổ tiên có thể trở về thế giới riêng của họ sau chuyến viếng thăm con cháu. (Ảnh: Rafu Shimpo) |
Trải nghiệm '18 tầng địa ngục' độc nhất Việt Nam dịp Rằm tháng 7
Mỗi dịp Rằm tháng 7, nhiều người lại nhớ tới 18 tầng địa ngục độc đáo của chùa Từ Vân. Địa ngục này tương đối ... |
10 điểm đến trong dịp lễ Vu Lan con cái nên đi cùng cha mẹ
Ngày lễ Vu Lan có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt Nam, đây cũng là dịp để thế hệ ... |
Lễ Vu Lan: Gọi tên 5 quán chay 'ngon bá cháy' ở miền Nam
Ngoài những suất cơm chay thông thường, còn có các món ăn mang đậm hương vị miền Nam với chi phí không quá đắt sẽ ... |
Top những ngôi chùa nổi tiếng về giải hạn, cầu bình an trong tháng 'cô hồn' ở miền Bắc
Trong tháng 'cô hồn' người Việt có thói quen đi chùa chiền, thắp nhang cầu xin sức khỏe, cầu siêu… mong một tháng bình yên và ... |
Người Sài Gòn gửi lời nguyện cầu vào những cánh hoa đăng mùa báo hiếu Vu Lan
Hàng nghìn người dân Sài Gòn dự lễ Vu Lan và cùng nhau gửi lời nguyện cầu cho cha mẹ, người thân của mình vào ... |
Rằm tháng 7, mách bạn những quán trà thanh tịnh giữa lòng Hà Nội
Thưởng Trà Quán, Thiên Sơn Trà, Vô Ưu Trà...là những quán trà đạo vừa có không gian thanh tịnh, lại vừa có trà ngon khung ... |
Nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào?
Theo xu hướng chung các gia đình thường cúng Rằm tháng Bảy từ ngày mùng 10 tháng bảy âm lịch đến trước ngày chính rằm ... |