Đồng Nai dự kiến quy hoạch 17 đô thị, đưa Nhơn Trạch và Long Thành lên thành phố

Theo dự thảo quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này dự kiến sẽ có 17 đô thị đến năm 2030.

Một góc TP Biên Hòa hiện nay. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Theo hồ sơ dự thảo quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này dự kiến sẽ có 17 đô thị đến năm 2030. 

Theo dự thảo quy hoạch, đến năm 2030, Đồng Nai sẽ đưa Long Khánh và Nhơn Trạch lên thành phố. Cùng với đó, huyện Trảng Bom cũng dự kiến được nâng lên thành thị xã đến năm 2030.

Trong 17 đô thị đến năm 2030, có một đô thị loại I là TP Biên Hòa; hai đô thị loại II là TP Long Khánh và TP Nhơn Trạch; hai đô thị loại III là TP Long Thành, TX Trảng Bom; 6 đô thị loại IV gồm TX Thống Nhất, các thị trấn Vĩnh An, Tân Phú, Gia Ray, Định Quán và Long Giao và 6 đô thị loại V gồm La Ngà, Phú Túc, Phú Lý, Thạnh Phú, Phú Lâm và Sông Nhạn.

Dưới đây là chi tiết dự kiến 17 đô thị đến năm 2030 của tỉnh Đồng Nai:

 

Về định hướng chi tiết từng đô thị, đối với TP Biên Hòa (vượt chuẩn Đô thị loại I, Đạt chuẩn khu ĐT trung tâm đô thị ĐB thuộc TW), đây là đô thị tổng hợp cấp vùng, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh đó, đây là một trong các trung tâm lớn của cả nước về phát triển công nghiệp, văn hóa, thương mại - dịch vụ - du lịch, khoa học - công nghệ và đào tạo; đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Kinh tế trọng điểm phía nam, vùng Đông Nam Bộ.

TP Long Khánh (đô thị loại II), đây là cực phía Đông vùng đô thị TP HCM, đây là trung tâm công nghiệp, công nghiệp phụ trợ trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; trung tâm giao thương hàng hóa và kho vận nông lâm sản của tỉnh.

Cùng với đó, đây là trung tâm du lịch sinh thái nông nghiệp, văn hóa lịch sử cấp vùng, đồng thời là đầu mối giao thông của vùng. Cửa ngõ giao thương liên kết các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

TP Long Thành (Đô thị loại III), đây là thành phố sân bay cửa ngõ quốc gia. Đây còn là trung tâm tổng hợp cấp vùng.

Đô thị vệ tinh đối trọng vùng TP HCM, trung tâm công nghiệp sạch, công nghiệp đa ngành, đổi mới sáng tạo, dịch vụ công nghiệp và logistics, trung tâm giải trí và du lịch cảnh quan sinh thái của vùng - Đầu mối giao thông vùng, cực phát triển trọng điểm phía Đông vùng.

TX Trảng Bom (đô thị loại III), đây là trung tâm đô thị, thương mại - dịch vụ, công nghiệp, dịch vụ công nghiệp, logisitics cấp tỉnh. Đây còn là lan tỏa, hỗ trợ TP Biên Hòa trong vai trò trung tâm vùng tỉnh - đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh.

TX Thống Nhất (đô thị loại IV), đây là trung tâm công nghiệp và dịch vụ đầu mối hạ tầng cấp vùng; Đô thị gắn với khu, cụm công nghiệp tập trung, du lịch giải trí, chợ đầu mối nông sản, thực phẩm trung tâm của tỉnh.

Bên cạnh đó, đây còn là đầu mối giao thông của vùng - trung tâm giáo dục - đào tạo cấp vùng - Trung tâm nông nghiệp chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao.

Đối với thị trấn Vĩnh An (đô thị loại IV), đây là trung tâm HCCT, văn hóa - xã hội, du lịch và an ninh quốc phòng của huyện Vĩnh Cửu.

Đô thị Phú Lý (đô thị loại V), gồm một phần xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, đây là đô thị du lịch cung cấp dịch vụ đô thị cho vùng sản xuất nông lâm nghiệp phía Bắc hồ Trị An.

Đô thị Thạnh Phú (đô thị loại V), gồm một phần các xã Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, đây là đô thị công nghiệp - dịch vụ, liên kết phía Bắc TP Biên Hòa với sông Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.

Đô thị Gia Ray mở rộng (thị trấn Gia Ray và một phần xã Xuân Hiệp, Suối Cát, Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc), đây là trung tâm HCCT, văn hóa - xã hội, kinh tế và an ninh quốc phòng của huyện Xuân Lộc - Đô thị trung tâm gắn kết công nghiệp – dịch vụ du lịch.

Đô thị Tân Phú, nằm tại huyện Tân Phú, đây là trung tâm văn hóa - xã hội, kinh tế và an ninh - quốc phòng. 

Đô thị Phú Lâm (gồm một phần các xã Phú Lâm, Phú Bình, Phú Thanh), đây là trung tâm thương mại -  dịch vụ, văn hóa - xã hội phía đông huyện Tân Phú.

Đô thị Định Quán (thị trấn Định Quán và một phần các xã Phú Vinh, Phú Lợi, Gia Canh, huyện Định Quán) đây là trung tâm HCCT, văn hóa - xã hội, kinh tế và an ninh quốc phòng của huyện Định Quán.

Đô thị La Ngà (một phần xã La Ngà, huyện Định Quán), đây là đô thị du lịch.

Đô thị Phú Túc (một phần các xã Túc Trung, Phú Cường, huyện Định Quán), đây là đô thị du lịch.

Đô thị Long Giao (thị trấn Long Giao và một phần các xã Nhân Nghĩa, Xuân Quế, Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ), đây là trung tâm HCCT, văn hóa - xã hội, kinh tế và an ninh quốc phòng của huyện Cẩm Mỹ.

Đô thị Sông Nhạn (gồm một phần các xã Sông Nhạn, Xuân Quế, Cẩm Đường, Thừa Đức, huyện Cẩm Mỹ), đây là đô thị công nghiệp, dịch vụ phụ trợ sân bay Long Thành.

Trong tương lai, quy hoạch cũng sẽ hình thành Tứ giác đô thị động lực xung quanh Cảng HKQT Long Thành.

Trong đó, Biên Hoà trở thành đô thị tập trung phát triển thương mại - dịch vụ quy mô lớn, du lịch kết hợp cảnh quan sông Đồng Nai; Long Thành là đô thị thông minh, trung tâm thương mại - dịch vụ, giao lưu quốc tế, là đầu mối giao thông kết nối toàn vùng, đồng thời hình thành các khu logistics, khu công nghiệp công nghệ cao.

Nhơn Trạch là đô thị mới, đô thị thông minh, cảng biển và đầu mối giao thông kết nối TPHCM; Trảng Bom - Long Khánh là đầu mối tiếp nhận, phân phối, chế biến nông sản, hình thành Khu công nghiệp chế biến thực phẩm lớn toàn vùng, cùng với đó hình thành làng Đại học là trung tâm đào tạo nhân lực trong khu vực. 

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.