Thời điểm này đang là lúc các em tân sinh viên của các trường đại học, cao đẳng chuẩn bị hành trang lên các thành phố lớn nhập học năm học 2018 - 2019. Bao lo toan, vất vả từ tàu xe, điều kiện ăn ở, học hành ở một môi trường mới sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới các em khi lần đầu tiên tiếp xúc với các thành phố đầy năng động như Hà Nội, TP HCM...
Những tờ quảng cáo với lời mời cho vay trả góp như thế này là thứ không hiếm gặp ở cạnh các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội hay TP HCM. Ảnh: PV. |
Một trong những điều rất dễ nhận thấy khi các em vừa bước chân lên Hà Nội, tại các ga tàu, bến xe, điểm dừng xe buýt hay đơn giản như các bốt điện cạnh các trường ĐH, CĐ là vô số những tờ rơi quảng cáo được dán nhằng nhịt.
Nội dung thì rất đa dạng, từ tìm nhà trọ, thuê nhân viên bán quần áo cho tới cho vay tiền... Trong đó, các em cần tuyệt đối chú ý với các chiêu thức cho vay lãi với lãi suất thấp, thậm chí không cần thế chấp để vay tiền với các mĩ từ như 'hỗ trợ tài chính'. Nếu trong thời hạn quy định, các em không thanh toán đủ thì càng ngày số tiền lãi có thể gấp nhiều lần số tiền gốc vay ban đầu.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội lưu ý, với các em tân sinh viên khi lên Hà Nội rất dễ phải đối mặt với những cạm bẫy.
Ông cho biết: "Hiện ở Hà Nội đang rộ lên tình trạng, nhiều người cho vay nặng lãi có chiêu bài 'dụ' các em sinh viên 'cắm' Chứng minh thư nhân dân hay thẻ sinh viên để có thể vay tới 20 triệu đồng. Dù không phải thế chấp bất cứ thứ gì nhưng con số lãi ngày lại rất cao.
Xã hội đang rất bức xúc về điều này, ngay cả khu vực cổng trường, nhà ga hay bến xe cũng không khó để các em tân sinh viên có thể thấy được những tờ rơi quảng cáo dán trên tường về lời mời vay không thế chấp. Đây là những thứ mà các em cần tránh xa để tránh tiền mất tật mang và bị lừa đảo".
TS. Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. Ảnh: Nhật Cường. |
Ông Ngọc cũng cho hay, nhà trường quan tâm tới việc thu hút các em sinh viên vào ở kí túc xá (KTX) để nhằm quản lý và giáo dục các em ở ngoài giờ được tốt hơn. Các hoạt động của Đoàn, Hội sinh viên, Thanh niên sẽ được tổ chức thường xuyên để các em tham gia vào hoạt động này để rèn luyện thêm các kĩ năng mềm trong cuộc sống sau này.
Khi ở KTX, các em có thể sẽ phải sống chung tới hàng chục bạn trong mỗi một phòng. Làm sao để đảm bảo an toàn nếu giả sử một trong số các em bị mất chìa khóa cửa. Khi đó, ổ khóa đó chắc chắn sẽ phải thay đổi để tránh việc kẻ gian có thể lợi dụng đó để lấy cắp đồ của sinh viên trong phòng.
Tân sinh viên được bố đưa lên Hà Nội nhập học năm 2018 và trao số tiền dành dụm được sau bao năm vất vả để chuẩn bị đi tìm nhà trọ. Ảnh: Đình Tuệ. |
Còn theo TS. Nguyễn Đào Tùng - Trưởng Ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính cũng nhấn mạnh, các em tân sinh viên đỗ vào Học viện năm 2018 với số điểm cao nhưng đây mới chỉ là thành công bước đầu của các em trong con đường học hành. Các em sẽ vào một môi trường mới nhưng không được ngủ quên trên vinh quang.
Khi vào trường, các em sẽ có khoảng 2 tuần để học về các nội quy, quy định của học viện nhất là về công tác chính trị tư tưởng. Các em luôn luôn giữ mình và tuyệt đối tránh xa các tệ nạn xã hội luôn bủa vây, các nhóm lôi kéo đi bán hàng đa cấp trái phép, các hội nhóm hoạt động trái pháp luật như 'hội đức chúa trời'...
Ảnh: Những tân sinh viên xinh như hoa làm thủ tục nhập học Cao đẳng Du lịch Hà Nội
Hôm nay, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội bắt đầu làm thủ tục nhập học cho tân sinh viên 2018. |
Thí sinh đăng ký học cao đẳng nghề tăng cao: Tâm lý 'sính đại học' đã đổi khác
Theo lãnh đạo Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, số thí sinh nộp hồ sơ nhập học vào trường năm 2018 tăng cao một ... |
Có nên cân nhắc bỏ thi trắc nghiệm THPT để tránh gian lận thi cử?
Theo GS Ngô Việt Trung, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc bỏ hình thức thi trắc nghiệm THPT quốc gia để có thể tránh gian lận ... |
Vụ 22,5 điểm trượt cao đẳng sư phạm: Trường cần thỏa thuận, không nên tự ý đánh trượt thí sinh
Theo TS. Lê Viết Khuyến, việc một thí sinh bị đánh trượt ngành Sư phạm Văn ở Gia Lai dù đạt 22,5 điểm là không ... |
Sai phạm điểm thi ở nhiều tỉnh: Có những người 'bưng cả niêu' chứ không 'gắp 1-2 miếng'
Theo TS. Quách Tuấn Ngọc, việc phát hiện nhiều vụ gian lận điểm thi ở một số tỉnh là vì có những người 'bưng cả ... |