Đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có những biểu hiện này

Đưa ngay đối tượng tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (>39°C), co giật, trẻ khóc thét, quây khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bủ, khỏ thở, tím tái...

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 34/2018/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.

dua ngay tre toi benh vien hoac cac co so y te neu sau tiem chung co nhung bieu hien nay
Ảnh minh họa.

Theo Điều 12 của Thông tư này, sau khi tiêm chủng, trẻ phải được theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng.

Hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng: Tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm, thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.

Đưa ngay đối tượng tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có một trong các dấu hiệu như sốt cao (>39°C), co giật, trẻ khóc thét, quây khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bủ, khỏ thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 24 giờ sau tiêm chủng.

Về việc bố trí, sắp xếp tại điểm tiêm chủng cố định và điểm tiêm chủng lưu động. Thông tư này cũng chỉ rõ, tổ chức buổi tiêm chủng không quá 50 đối tượng/1 điểm tiêm chủng/1 buổi tiêm chủng.

Trong trường hợp điểm tiêm chủng chỉ tiêm một loại vắc xin trong một buổi thì số lượng không quá 100 đối tượng/buổi. Bố trí đủ nhân viên y tế đế thực hiện khám sàng lọc.

Mỗi cơ sở tiêm chủng được tổ chức từ một đến nhiều điểm tiêm chủng cố định và đều phải bảo đảm đủ diện tích, nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị.

Tại mỗi điểm tiêm chủng phải có bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên.

Bố trí điểm tiêm chủng bảo đảm nguyên tắc một chiều theo thứ tự như sau: Khu vực chờ trước tiêm chủng -> Bàn đón tiếp, hướng dẫn -> Bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng -> Bàn tiêm chủng -> Bàn ghi chép, vào sổ tiêm chủng -> Khu vực theo dõi và xử trí tai biến sau tiêm chủng.

dua ngay tre toi benh vien hoac cac co so y te neu sau tiem chung co nhung bieu hien nay Cần đưa con tới bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng này

Cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao, co giật, nôn ...

dua ngay tre toi benh vien hoac cac co so y te neu sau tiem chung co nhung bieu hien nay Những điều cha mẹ cần biết trước khi đưa con đi tiêm chủng

Không chỉ theo dõi sát sao lịch tiêm, phụ huynh cần nắm được kiến thức cơ bản trước khi đưa con đi tiêm chủng.

chọn
Thông tin quy hoạch nên biết khi mua nhà đất tại TP Huế
Khi tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, TP Huế sẽ được chia thành hai quận riêng biệt là quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương. Cùng điểm qua những thông tin quy hoạch nổi bật tại TP Huế.