Đưa người không có vé vào sân xem trận Việt Nam vs Philippines bị xử lý thế nào?

Trong khi đang làm nhiệm vụ, tổ công tác của Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện có một số người không có vé nhưng qua ám hiệu của nhân viên bảo vệ cũng đã được vào sân.

Theo VnExpress đưa tin, khoảng 17h ngày 6/12, tại cửa soát vé sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, tổ công tác của Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện một nhóm người không có vé nhưng vẫn vào được sân xem đội tuyển Việt Nam thi đấu. Thấy sự bất thường, cảnh sát yêu cầu nhóm nhân viên bảo vệ của Công ty KTC về trụ sở để làm rõ.

Nhóm này khai nhận, Công ty KTC được ban quản lý sân Mỹ Đình thuê để bảo vệ trận đấu nhưng không đủ nhân lực nên thuê thêm một số người làm theo giờ để soát vé.

Trong những người được thuê làm thêm có Nguyễn Long An (quê Hải Dương). An sau đó thoả thuận với hai bảo vệ khác trong tổ của mình về việc đưa người không có vé vào sân và sẽ được chia tiền công.

Thông qua mối quan hệ xã hội, An quen ông Dũng và được ông này cử bạn đi tìm người vào sân xem đá bóng mà không cần vé. Bạn của ông Dũng sau đó tìm được 8 người, thu tổng cộng 7,8 triệu đồng. Nhóm của An sau đó đưa được 6 người vào sân trót lọt thì bị bắt quả tang.

dua nguoi khong co ve vao san xem tran viet nam vs philippines bi xu ly the nao
Nhóm nhân viên đưa người không vé vào sân. (Ảnh: An ninh Thủ đô).

Hành vi đưa người không có vé vào sân có thể bị xử phạt ra sao?

Đối với các trận đấu thể thao, thì đơn vị tổ chức sự kiện có thể phát hành vé tham gia vào sự kiện để kiểm soát lượng người vào sự kiện, bố trí chỗ ngồi phù hợp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự tại sự kiện.

Việc nhóm nhân viên bảo vệ của Công ty KTC đưa người không có vé vào sân là hành vi vi phạm đến các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong việc tổ chức sự kiện và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị tổ chức sự kiện.

Trước hết cá nhân này sẽ phải chịu các hình thức xử lý tương ứng theo quy định của Công ty KTC.

Đối với Công ty KTC nếu đã có hợp đồng, cam kết với bên thuê là đơn vị tổ chức sự kiện thì sẽ phải chịu các biện pháp phạt theo quy định của hợp đồng giữa các bên.

Theo đó, phạt vi phạm hay còn gọi là phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Điều 13 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Điều 360 BLDS năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

Như vậy, bên vi phạm nghĩa vụ, mà hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên kia, thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, hoặc luật có quy định khác.

Điều 418 BLDS năm 2015, quy định về thỏa thuận phạt vi phạm:

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm”.

Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng, Điều 419 BLDS năm 2015, quy định:

1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc”.

Ngoài ra, nếu việc đưa người không có vé vào sân dẫn đến gây mất trật tự, cản trở hoạt động tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức sự kiện thì tùy theo mức độ vi phạm mà nhóm bảo vệ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

dua nguoi khong co ve vao san xem tran viet nam vs philippines bi xu ly the nao Vụ bảo vệ VFF 'phe vé' Việt Nam vs Philippines: 420 vé bị thu giữ được xử lý thế nào?

Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải ...

dua nguoi khong co ve vao san xem tran viet nam vs philippines bi xu ly the nao 'Phe vé' trận bán kết lượt về AFF Cup 2018 có thể bị xử lý thế nào?

"Phe vé" là cụm từ không được định nghĩa trong luật, tuy nhiên có thể hiểu "phe vé" là hành vi mua một lượng vé ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.