Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho phép Boeing huy động 25 tỉ USD từ các nhà đầu tư tư nhân, và rút lại đơn yêu cầu giải cứu từ phía chính phủ, để tránh những rào cản khó khăn mà hãng hàng không này đang gặp phải.
Trước đó chưa đầy hai tháng, Boeing đã đề xuất với chính phủ Mỹ về một khoản cứu trợ trị giá 60 tỉ đô la cho công ty và các nhà cung ứng của mình. Nhưng theo quy định, Boeing không nằm trong danh sách các ứng viên nhận hỗ trợ từ chính phủ.
Tuy nhiên, bằng cách hối thúc FED thực hiện các bước chưa từng có để củng cố thị trường tín dụng, chính quyền Trump cuối cùng đã giúp nhà sản xuất máy bay này bằng cách khác.
"Nhiều công ty từng đề xuất với FED giờ đã có thể tự tài trợ cho mình, kể từ khi chúng tôi công bố các điều khoản đầu tiên đối với các công ty này", Chủ tịch của FED, Jerome Powell, cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 29/4.
"Việc tài trợ đang diễn ra với số lượng lớn, đây là một tín hiệu tốt".
Boeing đã xem xét hai hướng đi chính để huy động hàng tỉ đô la tiền mặt mà họ sẽ cần, để vượt qua những tổn thất trong kinh doanh do đại dịch Covid-19.
Công ty sẽ chuyển sang thị trường vốn để bắt đầu tạo lập một kho dự trữ tiền mặt, và sau đó khai thác nguồn tài trợ từ FED, hoặc nhận khoản vay từ Bộ Tài chính thông qua Đạo luật CARES từ gói hỗ trợ hơn 2.000 tỉ đô la của chính quyền Trump vào tháng 3 vừa rồi. Chủ đích là thỏa thuận với các khách hàng quan trọng của Boeing.
Tiếp theo đó là sự phục hồi trong thị trường tín dụng kể từ khi hãng thuyết phục công ty và các chủ ngân hàng, rằng có thể đạt được thành tựu nhanh chóng sau khi phát hành thu nhập hàng quý vào ngày 29/4.
Boeing hi vọng có thể thu được từ 10 tỉ đến 15 tỉ đô la bằng việc bán trái phiếu có kì hạn kéo dài đến 40 năm. Khi nhu cầu chào bán lên đến hơn 70 tỉ đô la, các nhà lãnh đạo của công ty nhận ra họ không cần phải huy động thêm tiền, và thiết lập quy mô cuối cùng của đợt chào bán ở mức 25 tỉ đô la, biến nó trở thành đợt bán trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong năm của nước Mỹ.
Trả lời Bloomberg, đại diện của Boeing dẫn ý kiến Giám đốc tài chính Greg Smith chia sẻ với các nhân viên trong tuần này, gọi việc bán trái phiếu là "một minh chứng cho sự tự tin mà thị trường có đối với doanh nghiệp, nhân viên và tương lai của chúng tôi".
Boeing chưa bao giờ gặp tình huống nguy hiểm như hiện nay, và đã rút 15,5 tỉ đô la tiền mặt vào cuối tháng 3 từ một khoản vay có kì hạn mới, động thái đánh dấu sự khởi đầu của các công ty bị ảnh hưởng bởi virus.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin đã thể hiện sự lo lắng về thiệt hại lâu dài với Boeing và các hãng hàng không, khi thị trường bắt đầu ngưng trệ từ giữa tháng 3 đến nay.
Mnuchin và nhân viên của ông đã giữ liên lạc gần như là liên tục trong tháng qua với các quản lí của Boeing, để cùng tìm cách vượt qua khủng hoảng. Các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, Boeing hiện lo ngại về việc bảo vệ các nhà cung ứng quan trọng đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính.
Hãng sản xuất máy bay Mỹ vẫn chưa bỏ qua cơ hội viện trợ từ chính quyền liên bang trong tương lai, đặc biệt là khi nguy cơ về đại dịch có thể một lần nữa làm tê liệt ngành du lịch và nền kinh tế vào cuối năm nay. Trên thực tế, công ty đã khéo léo nói rằng họ đã huy động được số tiền cần thiết vào thời điểm này.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020