Gánh hàng rong, shipper cũng chịu cảnh ế ẩm vì người dân ở nhà chống dịch

Nhiều cửa hàng phải chuyển hướng kinh doanh online, cắt giảm nhân công hoặc thậm chí tạm thời đóng cửa những ngày cả nước chống dịch Covid-19, không chỉ hàng quán lớn thất thu, ngay cả shipper cũng giảm thu nhập vì lượng đơn hàng ít hẳn.
Hàng quán tại Hà Nội trở nên vắng vẻ - Ảnh 1.

Quán ốc đối diện trường THPT Phan Đình Phùng. (Ảnh: Tường Vy - Hải Miên).

Ghi nhận tại các hàng quán gần các trường học ở Hà Nội, do chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống cho các học sinh - sinh viên, nên lượng khách tới đây giảm đi đáng kể, nhất là từ khi Hà Nội xuất hiện ca dịch Covid-19 đầu tiên. Quán ốc đối diện trường THPT Phan Đình Phùng là một trong những ví dụ điển hình của tình trạng vắng khách. 

Trước kia, vào khung giờ 16 đến 21h mỗi ngày, khách luôn ngồi kín các hàng ghế nhựa. Nhưng từ ngày Hà Nội thông báo có dịch, khách đến đây giảm hẳn. Các tiểu thương kinh doanh hàng ăn uống khác tại khu vực này cũng cho biết, lượng khách đến giảm hơn nửa khiến việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. 

Dịch bệnh xảy đến bất thường khiến cho các tiểu thương không kịp trở tay. Doanh thu bán hàng giảm nhiều trong khi vẫn phải gồng gánh các chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhập nguyên liệu, trả lương cho nhân viên... nhiều tiểu thương đã phải xoay xở bằng cách cắt giảm nhân công, chuyển hướng kinh doanh online, chờ ngày kiểm soát được dịch bệnh.

Hàng quán tại Hà Nội trở nên vắng vẻ - Ảnh 2.

Một hàng ăn vặt vắng khách trên phố Lý Thường Kiệt. (Ảnh: Tường Vy - Hải Miên).

Tại nhiều điểm tập trung trà đá vỉa hè, quán cà phê cũng ở trong tình trạng vắng khách tương tự như quán ăn. Dạo qua các quán cũng chỉ thấy vài vị khách tới ngồi bắt chuyện, hỏi han nhau. 

Một số quán giải khát nhỏ đang phải tạm thời đóng cửa do vắng khách, không bán được nhiều hàng.

Một cửa hàng kem tươi và trà sữa trên phố Lý Thường Kiệt, đã dán thông báo tạm nghỉ. Trước đó một tháng, cửa hàng này cũng đã đăng thông báo tạm thời nghỉ bán từ ngày 7/2 cho đến hết ngày 11/2, do lo ngại tình hình bệnh dịch.

Các hàng quán bên cạnh cũng đóng cửa chờ tình hình.

Từ sáng đến tối, các quán trà đá, cà phê trên nhiều tuyến phố trở nên vắng vẻ, không đông đúc như những ngày trước dịch. (Ảnh: Tường Vy- Hải Miên)

Các gánh hàng rong cũng cùng chung nỗi lo toan với các tiểu thương trong những ngày này. Tại các khu phố cổ ở Hà Nội, không còn nhiều gánh hàng rong bán đồ ăn, rau quả như trước. 

Cô Dậu, một người bán xôi trên các tuyến phố Lê Duẩn - Trần Phú, chia sẻ: "Tôi thường đạp xe đi qua các con phố để bán xôi cho khách từ 6 giờ sáng. Nếu là ngày thường thì cứ tầm 8 giờ sáng là xôi đã bán hết rồi. Nhưng kể từ ngày Hà Nội có cách li, người dân mua nhiều đồ ở nhà tự nấu, không mấy khi ra ngoài ăn nên hàng tôi bán từ sáng đến 9 giờ rồi mà xôi vẫn đầy nguyên một thúng. 

Cả buổi sáng mới bán được vài trăm ngàn tiền xôi, như ngày bình thường hết xôi là thu về được khoảng 1, 2 triệu rồi".

Hàng quán tại Hà Nội trở nên vắng vẻ - Ảnh 5.

Người bán xôi rong trên các tuyến phố Lê Duẩn - Trần Phú, phải chật vật cả buổi sáng mới bán được một ít xôi cho khách. (Ảnh: Tường Vy).

Hiểu tâm lí của khách hàng, nhiều quán đã chuyển hướng sang kinh doanh online. Ghi nhận các hàng quán cơm rang, bún, phở trên phố Nguyễn Hoàng, những ngày thường mỗi tối khách khứa đến đây ăn rất đông đúc, cứ người này đứng lên là có người khác ngồi vào chỗ. Nhưng hiện nay lượng khách đặt hàng qua các ứng dụng giảm thấy rõ.

Một chủ quán cơm tại đây chia sẻ: "Cũng có khách đặt nhưng rất ít. Quán phục vụ chủ yếu cho sinh viên và cư dân xung quanh khu vực này, nhưng giờ sinh viên nghỉ về quê, người dân ngại ra ngoài. Tôi đã bán online nhưng cũng không nhiều đơn, vì phần nhiều khách vẫn nấu ăn ở nhà. Dù không gồng gánh nổi nhưng số ít đơn online cũng giúp quán hoạt động cầm cự.

Lác đác một vài shipper đến lấy hàng tại quán cơm. (Ảnh: Tường Vy, Hải Miên)

Chị Linh, một shipper của NowFood, chia sẻ: “Từ ngày có dịch ở Hà Nội, các sinh viên học sinh về quê hết nên đơn hàng rất ít. Bình thường một buổi sáng tôi có thể giao tới 10 đơn hàng cho khách, nhưng giờ cả ngày mới được vài đơn”. Các shipper phải tranh thủ giao đồ ăn cho khách thêm vào buổi tối, cố gắng được bao nhiêu hay bấy nhiêu. 

Nghề shipper giao đồ ăn - thức uống phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của khách hàng và nguồn cung từ các cửa hàng, cả hai nguồn này đều giảm, nên các shipper cũng gặp nhiều khó khăn.

8 - 9 giờ tối, các shipper giao hàng đồ ăn, thức uống cố chạy thêm một vài đơn hàng. (Ảnh: Tường Vy, Hải Miên)

Anh Nam, một shipper khác của Nowfood, cũng cho biết: “Mảng giao hàng đồ ăn thức uống phụ thuộc chủ yếu vào các nhà hàng, quán ăn và khách đặt. Từ ngày có dịch, quán ăn, nhà hàng đóng cửa nhiều. Bên cạnh đó, khách hàng cũng ít đặt đơn từ các hàng quán hơn, nên tôi không còn giao được nhiều đồ ăn như trước nữa.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.