Gia Lai: Người dân sống trong lo sợ khi đất bị bào mòn, trôi tuột xuống sông

Nhiều người dân sinh sống tại xã Chư Rcăm, Ia RSai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) thời gian qua luôn sống trong tình trạng lo sợ khi đất đai bị sạt lở, trôi tuột xuống dòng sông. Tính mạng của người dân cũng bị đe dọa khi nhiều gia đình sống cách dòng sông vài chục mét.
 
nguoi dan nom nop lo so khi dat bi bao mon troi tuot xuong song
Nhiều diện tích đất của người dân bị sạt lở, bào mòn vào rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ.

Những năm trở lại đây, hàng trăm người dân sinh sống gần sông Ba, đoạn qua địa bàn các xã Chư Rcăm, Ia RSai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đang nơm nớp lo sợ khi phải sống trong cảnh đất đai bị sạt lở nghiêm trọng.

Nhiều diện tích đất của người dân bị nước cuốn trôi, ăn sâu vào diện tích cây trồng gây ảnh hưởng không nhỏ.

Đưa ánh mắt về phía xa, bà Nay Kla (buôn KTing, xã Ia Rsai, huyện Krông Pa) cho biết, thời gian trước đất diện tích của bà rất lớn và rộng, tuy nhiên cứ theo thời gian đất bị trôi tuột xuống sông khiến gia đình bà vô cùng xót xa.

“Giờ đây gia đình tôi rất lo lắng khi đất mỗi ngày đều bị bào mòn, dòng sông nuốt chửng. Sông Ba lại chảy sau nhà tôi nên cứ nơm nớp lo sợ nhà bị trôi xuống sông”, bà Nay Kla lo lắng nói.

Cũng trong tình trạng tương tự, chị Ksor H’Ngat (buôn H’Lang, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa) cho biết, trước đây diện tích đất nhà chị rộng hơn 1ha. Hiện nay dòng sông đã ăn sâu vào chỉ cách ngôi nhà của chị khoảng 20m.

Theo chị Ksor H’Ngat, mỗi khi có mưa xuống từng mảng đất sụp xuống dòng sông. Do đó, sau mỗi đợt mưa xuống dòng sông tiến gần hơn vào nhà chị, cây cối hoa màu nhà chị trồng lên cũng bị cuốn trôi một cách không thương tiếc.

“Trước đây ruộng đất còn nhiều, gia đình tôi còn trồng trọt có của ra của vào. Giờ đây, đất bị ăn sâu vào nhiều nên cây cối cũng trôi cả theo dòng nước nên kinh tế thất thoát dần. Chồng tôi thường xuyên phải đi làm xa để kiếm tiền nuôi 2 con nhỏ nên cũng rất chật vật. Giờ đây, chúng tôi sống tạm bợ qua ngày, đêm ngủ không yên giấc vì sợ nhà bị sập xuống sông ”, chị Ksor H’Ngat tâm sự.

nguoi dan nom nop lo so khi dat bi bao mon troi tuot xuong song
Dòng sông ăn sâu vào đất, khiến người dân nơm nớp lo sợ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hà Văn Đường, Chủ tịch UBND xã Chư Rcăm cho biết, tình trạng sạt lở ở sông Ba xảy ra tại 4 thôn, buôn của xã là buôn H’Lang, thôn Quỳnh 3 và thôn Cầu Đôi, thôn Mới.

Theo ông Đường, tình trạng sạt lở gây ảnh hưởng đến đời sống của hơn 100 hộ dân trên địa bàn xã. Hiện tại những hộ bị ảnh hưởng đang đợi di dời ra khỏi khu vực nên chưa ổn định chỗ ở.

Do đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ động quan tâm phòng ngừa trước điều kiện thời tiết bất thường, sẵn sàng ứng cứu người dân khi có sự cố xảy ra.

Còn ông Đinh Xuân Duyên, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Krông Pa cho hay, do sạt lở nên nhiều diện tích đất của người dân bị mất, cuốn trôi. Không những thế, nếu tính trạng sạt lở vẫn kéo dài và diễn biến phức tạp sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tính mạng, đời sống của người dân quanh khu vực này.

Theo ông Duyên, do đó, chính quyền địa phương đã tiến hành khảo sát, lập dự án di dời dân cư trong vùng sạt lở nghiêm trọng.

Cụ thể, tại xã Chư Rcăm có 110 hộ với hơn 560 nhân khẩu nằm trong danh sách được di dời khỏi vùng sạt lở được lập từ năm 2016, với kinh phí dự tính 19 tỷ đồng. Tuy nhiên, mặc dù dự án được trình đã lâu nhưng hiện nay vẫn chưa được các cấp phê duyệt.

Cũng theo ông Duyên, nhiều cử tri của xã Chư Rcăm và huyện Krông Pa đã có ý kiến. Tuy nhiên do tỉnh Gia Lai cho biết, hiện nay chưa có kinh phí nên chưa thể thực hiện được nên phải chờ đợi phía Trung ương.

Ông Duyên còn cho hay, trong lúc chờ đợi phê duyệt và kinh phí thực hiện, tỉnh Gia Lai đã đưa ra giải pháp ban đầu là triển khai trồng tre để chống sạt lở. Đồng thời, cũng cắm biển báo cảnh báo nguy hiểm ở những nơi sạt lở lớn tránh gây ảnh hưởng đến tính mạng của người dân.

nguoi dan nom nop lo so khi dat bi bao mon troi tuot xuong song Vụ bắt trùm gỗ lậu 'Phượng râu': Giáng chức một hạt trưởng kiểm lâm

Sở NNPTNT Đắk Nông vừa ra quyết định kỷ luật giáng chức đối với ông Trần Văn Giảng - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện ...

nguoi dan nom nop lo so khi dat bi bao mon troi tuot xuong song Nỗi cơ cực, hiểm họa của những người chuyên thu mua phế liệu

Với những chiếc xe đạp, xe máy thô sơ, cũ kĩ những người phụ nữ từ già đến trẻ vẫn cặm cụi nhặt nhạnh và ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.