Xem thêm: Giá thép xây dựng hôm nay 16/9
Giá thép xây dựng hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 64 nhân dân tệ, ghi nhận mức 5.534 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).
Tên loại | Kỳ hạn | Ngày 15/9 | Chênh lệch so với ngày hôm qua |
Giá thép | Giao tháng 1/2022 | 5.534 | -64 |
Giá đồng | Giao tháng 10/2021 | 69.650 | -670 |
Giá kẽm | Giao tháng 10/2021 | 22.560 | -155 |
Giá niken | Giao tháng 10/2021 | 146.110 | -1.030 |
Giá bạc | Giao tháng 12/2021 | 5.074 | +19 |
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy
Theo một số nguồn tin từ các nhà máy thép, sản lượng của 5 nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc dự kiến sẽ đáp ứng hoặc thậm chí vượt mức mục tiêu chiếm 40% tổng sản lượng thép của cả nước vào năm 2025, S&P Global Platts đưa tin.
Điều này dẫn đến khả năng giới hạn sản lượng thép và duy trì tỷ suất lợi nhuận khá của ngành thép Trung Quốc dự kiến sẽ đạt được một cú hích trong vòng 3 đến 4 năm tới.
Nhu cầu thép trong nước của Trung Quốc gần như không tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại, trong khi nỗ lực giảm lượng khí thải carbon sẽ tiếp tục đẩy chi phí bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất thép lên cao.
Vào ngày 30/8, Công ty Baosteel, thuộc Tập đoàn Sản xuất thép lớn nhất thế giới Baowu, cho biết, giá carbon hiện tại ở Trung Quốc vào khoảng 40 nhân dân tệ/tấn (tương đương 6,2 USD/tấn), có thể khiến chi phí sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) của Trung Quốc tăng khoảng 3%.
Tuy nhiên, nếu giá carbon của Trung Quốc tăng lên mức ở châu Âu với xấp xỉ 60 EUR/tấn (tương đương 71 USD/tấn) và giao dịch carbon được áp dụng rộng rãi trong toàn ngành thép, các nhà sản xuất có thể thấy chi phí sản xuất HRC tăng mạnh đến 40%.
Để đối phó với rủi ro tỷ suất lợi nhuận bị thu hẹp, các nhà máy thép hàng đầu của Trung Quốc đã tăng cường mua lại để tăng thị phần và củng cố tỷ suất lợi nhuận trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Chỉ trong tháng 7 và tháng 8, thị trường thép Trung Quốc đã ghi nhận 7 giao dịch liên quan đến mua bán và sáp nhập lớn, giúp làm tăng thị phần của 5 nhà sản xuất thép hàng đầu quốc gia này từ 26% lên 30% tổng sản lượng thép của cả nước.
Sau động thái này, Trung Quốc hiện có 24 công ty thép có công suất sản xuất thép thô trên 10 triệu tấn/năm.
Trong đó, Puyang Iron & Steel đã mua lại Xingtai Iron & Steel vào tháng 7 và Hongrong Iron & Steel vào tháng 8, tất cả đều có trụ sở tại tỉnh Hà Bắc. Hiện tại, công suất thép thô của Puyang đã lên hơn 10 triệu tấn/năm.
Shagang, có trụ sở tại Jiangsu, đã mua hai nhà sản xuất thép Huixin Special Steel và Huacheng Bosheng Steel ở tỉnh Hà Nam vào tháng 8 với tổng công suất thép thô hơn 2,5 triệu tấn/năm. Công suất thép thô của Shagang ước tính sẽ tăng lên hơn 44 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, vào tháng 8, An Sơn Iron & Steel đã trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ hai ở Trung Quốc và lớn thứ ba trên toàn cầu sau khi mua lại Benxi Iron & Steel, giúp nâng công suất thép thô của mình lên hơn 55 triệu tấn/năm.
Xem thêm: Giá sắt thép