Giá vàng hôm nay (10/4) vẫn neo cao ở mức 84,6 triệu đồng/lượng

Sáng 10/4, giá vàng SJC quay đầu giảm nhẹ sau khi đạt đỉnh kỷ lục mới vào hôm qua. Tại thị trường thế giới, giá vàng hôm qua đã kéo dài đà tăng kỷ lục nhờ lực mua trú ẩn an toàn và rủi ro địa chính trị.

Xem thêm: Giá vàng hôm nay (11/4) 

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h45 sáng nay

Ghi nhận vào lúc 8h45 sáng nay, giá vàng SJC xoay chiều giảm nhẹ tại các hệ thống cửa hàng.

Cụ thể, giá vàng hôm nay tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn giảm 300.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán.

Tại Tập đoàn Phú Quý, giá vàng SJC mua vào - bán ra cùng giảm 200.000 đồng/lượng.

Tại hệ thống PNJ, vàng trong nước giữ nguyên giá ở chiều mua nhưng chiều bán lại giảm 100.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, tại Tập đoàn Doji, giá mua vào tăng 1,3 triệu đồng/lượng còn giá bán ra đảo chiều giảm 100.000 đồng/lượng.

Tại phiên giao dịch hôm nay, giá mua vào - bán ra cao nhất của vàng miếng SJC là 82,5 triệu độn/lượng và 84,6 triệu đồng/lượng.

Đối với vàng nữ trang SJC tăng nhẹ ở tất cả các loại. Cụ thể, vàng 24K giữ nguyên chiều mua và tăng 100.000 đồng/lượng chiều bán. Còn giá vàng 18K tăng 80.000 đồng/lượng và loại 14K tăng 60.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua - bán.

Giá vàng SJC

10/04/2024

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

82,50

84,52

-300

-300

SJC chi nhánh Sài Gòn

82,50

84,50

-300

-300

Tập đoàn Doji

82,40

84,60

+1.300

-100

Tập đoàn Phú Quý

82,00

84,50

-200

-200

PNJ chi nhánh Hà Nội

81,90

84,60

-

-100

PNJ chi nhánh Sài Gòn

81,90

84,60

-

-100

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

74,20

75,30

-

+100

75% (vàng 18K)

54,43

56,63

+80

+80

58,3% (vàng 14K)

41,85

44,05

+60

+60

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h45. (Tổng hợp: Du Y)

Ảnh minh hoạ: Du Y.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng kỷ lục

Giá vàng đã kéo dài đà tăng kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (9/4) nhờ lực mua trú ẩn an toàn và rủi ro địa chính trị, trong khi thị trường đang chờ đợi biên bản cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và dữ liệu lạm phát của Mỹ để biết rõ hơn về lộ trình hạ lãi suất của Mỹ. 

Chốt phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,3% ở mức 2.346,57 USD/ounce sau khi chạm mức cao kỷ lục 2.365,09 USD. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,5% ở mức 2.362,4 USD.

Ông Phillip Streible, chiến lược gia trưởng thị trường tại Blue Line Futures ở Chicago, cho biết: “Đà mua kỹ thuật sẽ tiếp tục trên thị trường vàng trừ khi dữ liệu CPI nóng hơn nhiều so với dự kiến. Báo cáo lạm phát thấp hơn có thể đưa giá vàng lên mức 2.400 USD/ounce”.

Biên bản cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ và dữ liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư (10/4).

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và những bất ổn địa chính trị, nhưng lãi suất cao hơn có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, đà tăng hiện tại của kim loại quý này được củng cố nhờ lo ngại rủi ro địa chính trị ngày càng tăng, lực mua ổn định của ngân hàng trung ương và nhu cầu ổn định đối với đồ trang sức, thỏi và tiền xu.

Dữ liệu của CME Group cho thấy thị trường đang định giá 53% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6.

Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 27,97 USD/ounce sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 6/2021 trong phiên trước đó. Giá bạch kim tăng 1,3% lên 971,05 USD và giá palladium tăng 3% lên 1.077,00 USD, theo Reuters.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.