Giá vàng hôm nay 11/1: Tăng giảm trái chiều từ 50.000 đồng/lượng đến 170.000 đồng/lượng

Giá vàng trong nước điều chỉnh trái chiều. Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ chạm mức cao nhất trong hai năm, khi các nhà giao dịch bảo vệ vị thế của họ trước lạm phát và những rủi ro địa chính trị đang diễn ra.

Giá vàng SJC tại các hệ thống vào lúc 8h35 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 12/1

Khảo sát vào lúc 8h35, giá vàng hôm nay ngày 11/1 điều chỉnh 50.000 - 10.000 đồng/lượng.

Theo đó, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn tăng 120.000 đồng/lượng (mua vào) và tăng 170.000 đồng/lượng (bán ra).

Giá mua vào của vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng và giá bán ra tăng 150.000 đồng/lượng được ghi nhận tại Tập đoàn Doji.

Tại doanh nghiệp Phú Quý, chiều mua tăng 50.000 đồng/lượng và chiều bán tăng 150.000 đồng/lượng.

Ở chiều ngược lại, hệ thống PNJ niêm yết giá vàng SJC giảm 100.000 đồng/lượng (chiều mua) và đứng yên (chiều bán). 

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 61,02 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 61,67 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh tăng trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 100.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 80.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 60.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch so với cuối phiên ngày hôm qua.

Giá vàng SJC

Ngày 11/1/2022

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

61,02

61,69

+120

+170

SJC chi nhánh Sài Gòn

61,02

61,67

+120

+170

Tập đoàn Doji

60,95

61,65

+100

+150

Tập đoàn Phú Quý

61,00

61,60

+50

+150

PNJ chi nhánh Hà Nội

60,80

61,50

-100

-

PNJ chi nhánh Sài Gòn

60,80

61,50

-100

-

Vàng nữ trang

99,99% (vàng 24K)

51,90

52,60

+100

+100

75% (vàng 18K)

37,61

39,61

+80

+80

58,3% (vàng 14K)

28,82

30,82

+60

+60

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h35. (Tổng hợp: Thanh Hạ)

Giá vàng hôm nay 11/1: Tăng giảm trái chiều từ 50.000 đồng/lượng đến 170.000 đồng/lượng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới biến động

Giá vàng tăng cao hơn vào hôm thứ Hai (10/1) bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ chạm mức cao nhất trong hai năm, khi các nhà giao dịch bảo vệ vị thế của họ trước lạm phát và những rủi ro địa chính trị đang diễn ra.

Mở đầu phiên giao dịch ngày 11/1, giá vàng giao ngay giảm 0,04% xuống mức 1.801 USD/ounce, vào lúc 6h25 (giờ Việt Nam) theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 2/2022 giảm 0,05% xuống còn 1.800 USD/ounce.

Ông Ole Hansen, Nhà phân tích của SaxoBank cho biết, giá vàng đang giữ quanh mức 1.800 USD/ounce bất chấp lợi suất tăng, cho thấy thị trường đang xem xét các yếu tố khác như môi trường lạm phát và căng thẳng địa chính trị.

Ông Hansen cũng cho biết: “Sự suy yếu trong kho dự trữ cũng có khả năng tạo thêm một số hỗ trợ cho thị trường kim loại quý, lợi suất sẽ vẫn là trọng tâm trong tuần này, cùng với dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ”.

CPI lõi của Mỹ dự kiến sẽ tăng 5,4% hàng năm trong tháng 12/2021, tăng từ 4,9% của tháng trước, điều này có thể làm căng thẳng nhu cầu tăng lãi suất sớm hơn dự kiến của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát cao hơn, nhưng việc Mỹ tăng lãi suất làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không sinh lời.

Sự gia tăng của lợi suất đã đè nặng lên các thị trường chứng khoán vào hôm thứ Hai (10/1) khi các nhà đầu tư lo lắng về viễn cảnh lãi suất của Mỹ cao hơn.

Ông Hansen cho hay, mặc dù có khả năng lợi suất có thể tăng cao hơn so với mức hiện tại, nhưng phần lớn động thái ban đầu có khả năng diễn ra. Căng thẳng đang diễn ra giữa Mỹ và Nga về Ukraine và bất ổn ở Kazakhstan cũng đang gây ra những lo ngại về địa chính trị.

Đối với các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 22,44 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,4% lên 958,51 USD/ounce và giá palladium tăng 1,2% lên 1.957 USD/ounce, theo Reuters.

UBS kỳ vọng giá bạch kim sẽ tăng lên 1.150 USD/ounce vào cuối năm 2022 và giá palladium phục hồi lên 2.000 USD/ounce.

UBS cũng cho biết: "Chúng tôi có triển vọng tích cực đối với cả bạch kim và palladium, vì chúng tôi dự đoán nhu cầu sẽ phục hồi với dự kiến nới lỏng các ràng buộc của chuỗi cung ứng ô tô, bao gồm cả tình trạng thiếu chip, trong năm 2022".

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.