Giá vàng hôm nay 15/8: Vàng SJC liên tục đi xuống trong tuần qua

Tuần qua từ 9/8 - 14/8, giá vàng trong nước liên tục ghi nhận xu hướng giảm. Trên thị trường thế giới, giá vàng đã có một tuần đầy biến động khi các ca mắc COVID-19 liên tục lan nhanh tại các nước.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 16/8

Trong tuần qua, giá vàng trong nước biến động liên tục. Mức giá điều chỉnh không quá 300.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 9/8, giá vàng điều chỉnh giảm từ 50.000 - 300.000 đồng/lượng tại một số hệ thống kinh doanh. Cụ thể, giá vàng SJC được tập đoàn Doji điều chỉnh giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều giao dịch.

Vào sáng ngày 10/8, giá vàng biến động trái chiều, mức điều chỉnh 50.000 đồng/lượng. Trong phiên giao dịch ngày 11/8, giá vàng tiếp tục giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng.

Vàng miếng SJC đảo chiều tăng trở lại trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (12/8). Đến phiên giao dịch ngày 13/8, giá vàng đi ngang trên cả nước.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (14/8), giá vàng tiếp tục tăng, với mức điều chỉnh 100.000 - 150.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 56,55 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,70 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác điều chỉnh tăng trong hôm nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 150.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 110.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 80.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán.

Giá vàng hôm nay 15/8: Chủ yếu ghi nhận xu hướng giảm trong tuần qua - Ảnh 1.

Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Giá vàng giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Hai (9/8) vì đồng USD tiếp tục đà phục hồi, được thúc đẩy tốt hơn bởi dữ liệu việc làm mạnh mẽ tại Mỹ trong tháng 7.

Chỉ số USD Index tăng 0,57% lên 92,78 mạnh hơn khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý. 

Ông David Meger, Giám đốc kinh doanh kim loại tại High Ridge Futures cho biết: “Việc bán tháo vàng và bạc là một sự rung chuyển điển hình được thúc đẩy bởi báo cáo việc làm mạnh mẽ vào hôm thứ Sáu (6/8) vì thị trường sau đó phải định giá khiến Fed tiến gần hơn một bước đến việc giảm mua tài sản và có khả năng tăng lãi suất sớm hơn so với dự kiến trước đó”. 

Vàng tiếp tục giảm vào hôm thứ Ba (10/8), do đồng USD tăng giá và lợi suất do đặt cược Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể cắt giảm hỗ trợ kinh tế tiếp tục đè nặng lên kim loại quý sau đợt bán tháo của phiên trước.

Tuy nhiên, đến ngày 11/8, giá vàng đã tăng vọt sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng trước, làm giảm bớt lo ngại rằng Fed sẽ cắt giảm hỗ trợ kinh tế sớm hơn dự kiến.

Kim loại quý tiếp tục tăng mạnh vào hôm thứ Năm (12/8) khi lo ngại về việc Fed giảm bớt hỗ trợ sớm sau khi dữ liệu cho thấy sự điều chỉnh nhẹ trong việc tăng giá tiêu dùng của Mỹ, với sự sụt giảm của đồng USD và lợi suất trái phiếu hỗ trợ thêm cho vàng.

Giá vàng có xu hướng giảm hàng tuần do sự không chắc chắn về kế hoạch giảm kích thích của Fed khiến vàng chịu áp lực, mặc dù tăng nhẹ vào hôm thứ Sáu (13/8) trong bối cảnh đồng USD giảm và biến thể Delta lan nhanh.

Các biện pháp kích thích có xu hướng hỗ trợ vàng. 

Các trường hợp mắc COVID-19 gia tăng ở Mỹ và các nơi khác đã đè nặng lên tâm lý rủi ro của các nhà đầu tư, khiến một số dòng vốn trú ẩn an toàn đổ vào vàng.

Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, mặc dù việc Fed tăng lãi suất sẽ làm giảm sức hấp dẫn của nó.

chọn
Bất động sản tuần qua (28/4 - 4/5): Ba luật lớn kỳ vọng hiệu lực sớm, TP HCM dừng dự án BT của Phát Đạt
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7; điểm mới về thành lập cụm công nghiệp từ 1/5; loạt doanh nghiệp tiến vào Thái Nguyên... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.